30. Kết quả phẫu thuật nội soi cắt u bảo tồn thận tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Hoàng Long, Trần Quốc Hoà, Trần Trung Thành

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Với các khối u nhỏ dưới 7cm, phẫu thuật nội soi cắt u bảo tồn thận được cho là an toàn về mặt ung thư học trong trường hợp khối u ác tính và không có sự khác biệt với mổ mở và kể cả cắt toàn bộ thận. Phần lớn các bệnh nhân được phẫu thuật cắt u bảo tồn thận tại khoa Ngoại Tiết niệu - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đều được lựa chọn qua đường nội soi có hoặc không hỗ trợ của cánh tay robot. Nghiên cứu hồi cứu mô tả được tiến hành ở các bệnh nhân được phẫu thuật nội soi cắt u bảo tồn thận tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 1/2020 đến tháng 9/2023 nhằm đánh giá kết quả của phẫu thuật này. Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê R phiên bản 4.3.1. Nghiên cứu được thực hiện với 34 bệnh nhân. Nữ nhiều hơn nam 1,4 lần (p < 0,001). Tuổi trung bình là 50,91 ± 14,36 tuổi. Có 5/34 bệnh nhân (32,56%) thuộc nhóm nguy cơ trung bình theo thang điểm RENAL. Thời gian phẫu thuật là 95,14 ± 7,66 phút (Min = 80; Max = 120). Thời gian thiếu máu nóng là 28,71 ± 7,44 phút(Min = 20; Max = 50). Lượng máu mất là 70,42 ± 35,32ml (Min = 20; Max = 150). Thời gian nằm viện sau phẫu thuật là 3,07 ± 0,49 ngày (Min = 2; Max = 4). Xác suất không tái phát ở tháng thứ 3 là 96,7% (95%CI: 0,905 - 1). Nghiên cứu cho thấy phẫu thuật nội soi cắt u bảo tồn thận là một phẫu thuật ít xâm lấn, an toàn và hiệu quả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Comprendre IP. Item 308 (Item 158) - Cancer du rein. 2013.
2. Ljungberg B, Albiges L, Abu-Ghanem Y, et al. European Association of Urology guidelines on renal cell carcinoma: the 2022 update. European urology. 2022;82(4):399-410.
3. Minervini A, Ficarra V, Rocco F, et al. Simple enucleation is equivalent to traditional partial nephrectomy for renal cell carcinoma: results of a nonrandomized, retrospective, comparative study. The Journal of urology. 2011;185(5):1604-1610.
4. Porpiglia F, Mari A, Amparore D, et al. Transperitoneal vs retroperitoneal minimally invasive partial nephrectomy: comparison of perioperative outcomes and functional follow-up in a large multi-institutional cohort (The RECORD 2 Project). Surgical Endoscopy. 2021;35:4295-4304.
5. Carbonara U, Crocerossa F, Campi R, et al. Retroperitoneal robot-assisted partial nephrectomy: a systematic review and pooled analysis of comparative outcomes. European Urology Open Science. 2022;40:27-37.
6. Kutikov A, Uzzo RG. The RENAL nephrometry score: a comprehensive standardized system for quantitating renal tumor size, location and depth. The Journal of urology. 2009;182(3):844-853.
7. Simhan J, Smaldone MC, Tsai KJ, et al. Objective measures of renal mass anatomic complexity predict rates of major complications following partial nephrectomy. European urology. 2011;60(4):724-730.
8. Fittschen A, Wendlik I, Oeztuerk S, et al. Prevalence of sporadic renal angiomyolipoma: a retrospective analysis of 61,389 in-and out-patients. Abdominal imaging. 2014;39:1009-1013.
9. Gong EM, Orvieto MA, Zorn KC, et al. Comparison of laparoscopic and open partial nephrectomy in clinical T1a renal tumors. Journal of endourology. 2008;22(5):953-958.
10. Guglielmetti GB, Dos Anjos GC, Sawczyn G, et al. A prospective, randomized trial comparing the outcomes of open vs laparoscopic partial nephrectomy. The Journal of Urology. 2022;208(2):259-267.
11. Marszalek M, Meixl H, Polajnar M, et al. Laparoscopic and open partial nephrectomy: a matched-pair comparison of 200 patients. European urology. 2009;55(5):1171-1178.