1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của phản ứng sau tiêm chủng ở trẻ em dưới 5 tuổi được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2019 - 2021

Phạm Ngọc Toàn, Tôn Thị Thùy, Lê Ngọc Duy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành từ tháng 01/2019 đến 12/2021 tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 103 trẻ em dưới 5 tuổi sau khi tiêm chủng. Kết quả cho thấy rằng, phản ứng sau tiêm chủng ở đối tượng này có các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng như sau: 47,6% trẻ ghi nhận sốt cao (> 38,50C) là biểu hiện phản ứng phổ biến nhất, tiếp theo là quấy khóc (10,6%), khó thở (8,7%), và tím tái (7,7%). Ngoài ra, có 6,8% trẻ bị triệu chứng bỏ bú hoặc bú kém và 5% trải qua các triệu chứng khác như mày đay, đau tại chỗ tiêm, co giật, nôn trớ, đi ngoài phân lỏng và phù. Ngoài ra, các dấu hiệu như nổi vân tím, da lạnh, mệt mỏi và nhịp tim nhanh cũng được ghi nhận. Loại vắc xin 5.1 gây ra tỷ lệ phản ứng sau tiêm chủng cao nhất. Trong các trường hợp, chỉ số viêm CRP tăng lên ở 55,3%, trong khi phần còn lại (44,7%) duy trì mức CRP bình thường với giá trị trung bình là khoảng 11,7 mg/L. Phần lớn trẻ mắc phản ứng sau tiêm chủng này thuộc nhóm tuổi dưới 6 tháng và thường phản ứng sau tiêm chủng xảy ra sau khi tiêm vắc xin 5.1. Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng xuất hiện sớm và phổ biến chủ yếu là sốt và bú kém, và trẻ thường có kết quả cận lâm sàng bình thường (giá trị trung bình của CRP 11,7 mg/L).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyen CT. Assessment of adverse events following immunization of Quinvaxem vaccine for infants under one year of age in Hanoi, 2013. VJPM. 2017; 27: 42-49.
2. McNeil MM, Weintraub ES, Duffy J, et al. Risk of anaphylaxis after vaccination in children and adults. J Allergy Clin Immunol. 2016; 137(3): 868-878.
3. Clark S, Wei W, Rudders SA, et al. Risk factors for severe anaphylaxis in patients receiving anaphylaxis treatment in US emergency departments and hospitals. J Allergy Clin Immunol. 2014; 134(5): 1125-1130.
4. Gonzalez-Perez A, Aponte Z, Vidaurre CF, et al. Anaphylaxis epidemiology in patients with and patients without asthma: a United Kingdom database review. J Allergy Clin Immunol. 2010; 125(5): 1098-1104.e1.
5. Singh AK, Wagner AL. Causality assessment of serious and severe adverse events following immunization in India: a 4-year practical experience. Expert Rev Vaccines. 2018 Jun; 17(6): 555-562. doi: 10.1080/14760584.2018.1484285. Epub 2018 Jun 11.
6. Ngô Thị Thanh, Trần Minh Tiến, Trần Như Dân, Lê Hoàng Đăng, Phạm Quang Thái. Phản ứng nặng trong tiêm chủng mở rộng ở miền Bắc Việt Nam từ 2013 - 2017 và một số yếu tố liên quan. Tạp Chí Y học Dự phòng. 2018; 28(6)
7. Trần Văn Thiện, Trần Mạnh Tùng, Dương Thị Hồng, Trần Như Dương, Lê Hoàng Nam, Phạm Văn Khang, Nguyễn Thị Bích Liên, Phạm Quang Thái. Đặc điểm các trường hợp phản ứng nặng sau tiêm trong tiêm chủng mở rộng tại miền Bắc Việt Nam từ năm 2016 - 2020 và một số yếu tố liên quan tới tiên lượng. Tạp Chí Y học Dự phòng. 2021; 31(9): 30-38.
8. Đinh Thị Thu Phương, Lê Ngọc Duy, Trương Thị Mai Hồng. Nguyên nhân phản vệ và đặc điểm lâm sàng theo nguyên nhân ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương (2017-2021). Tạp Chí Y học Việt Nam. 2021; 507(1).