36. Kết quả phẫu thuật vít qua da và ghép xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp xâm lấn tối thiểu điều trị trượt đốt sống thắt lưng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nguyễn Vũ, Nguyễn Thị Hương Giang, Đinh Mạnh Hải, Trần Thị Thuỳ Linh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả nhóm bệnh trượt đốt sống thắt lưng được phẫu thuật vít qua da và ghép xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp xâm lấn tối thiểu có theo dõi dọc trong thời gian 4 năm (1/2019 - 9/2023) tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. 155 bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn trong đó có 76,8% trượt đốt sống đơn thuần, 23,2% trượt đốt sống kèm theo thoát vị đĩa đệm. Tuổi trung bình 53,13 ± 10,53; tỷ lệ nữ/nam = 2,875; nguyên nhân thường gặp do gãy eo 24,5% và thoái hóa 75,5%. Tầng trượt hay gặp nhất L4-L5: 52,3% (104/199) và L5-S1: 35,2% (70/199). Có 10,3% bệnh nhân trượt độ II. Đau lưng 100% với VAS lưng trước mổ: 7,2 ± 0,8, đau rễ thần kinh 83,9% với VAS chân trước mổ 6,2 ± 2,8; ODI trước phẫu thuật 40,5 ± 14. Thời gian phẫu thuật trung bình 135 ± 43 phút; lượng máu mất trung bình 210 ± 83ml; biến chứng trong mổ: 1 trường hợp rách màng cứng nhỏ chỉ cần đặt cơ và vật liệu cầm máu, 2 trường hợp K-wire đi qua bờ trước thân đốt sống trong quá trình taro cuống, 2 trường hợp trong quá trình cầm máu đốt vào rễ thần kinh phía trên khi cầm máu, 2 trường hợp nhiễm trùng vết mổ, tỷ lệ biến chứng chung là 4,5%; thời gian nằm viện trung bình (từ lúc mổ đến khi ra viện) là 5,6 ± 3,8 ngày; thời gian đi lại sau mổ trung bình 2,2 ± 1,2 ngày. Kết quả sau mổ 9 tháng: Rất tốt chiếm 32,9%; tốt chiếm 45,8%; trung bình chiếm 20%, xấu chiếm 1,3%. Sau 24 tháng, có 96 ca bệnh khám lại (chiếm 61,9% tổng số đối tượng nghiên cứu) cho kết quả thấy kết quả phẫu thuật là: 52,1% rất tốt, 27,1% tốt, 20,8% trung bình. Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu cho thấy lượng máu mất ít, thời gian nằm viện ngắn, bệnh nhân phục hồi sớm và mức độ đau và chức năng cột sống được cải thiện đáng kể.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Foley KT, Lefkowitz MA. Advances in minimally invasive spine surgery. Clin Neurosurg. 2002; 49:499-517.
2. Michael C Prabhu, Kevin C Jacob, Madhav R Patel, et al. History and Evolution of the Minimally Invasive Transforaminal Lumbar Interbody Fusion. Neurospine 2022;19(3):479-491.
3. Fairbank JC, PB Pynsent. The Oswestry disability index. Spine. 2000;25(22):2940-2953.
4. Bridwell KH, T A Sedgewick, M F O’Brien, et al. The role of fusion and instrumentation in the treatment of degenerative spondylolisthesis with spinal stenosis. Journal of Spinal Disorders & Techniques. 1993;6(6):461-472.
5. Wiltse LL, P H Newman, I Macnab. Classification of spondyloisis and spondylolisthesis. Clin Orthop Relat Res. 1976; 117:23-9.
6. Wang Lianlei, Li Hao, Zhao Yiwei, et al. Ligamentum-preserved/Temporary Preserved Minimally Invasive Transforaminal Lumbar Interbody Fusion for Lumbar Spondylolisthesis: Technical Note and 2-year Follow-up. SPINE. 2021;47(8):E328-E336.
7. Andrew K Chan, Mohamad Bydon, Erica F Bisson, el al. Minimally invasive versus open transforaminal lumbar interbody fusion for grade I lumbar spondylolisthesis: 5-year follow-up from the prospective multicenter Quality Outcomes Database registry. Neurosurg Focus. 2023;54(1):E2.
8. Long Hoang Nguyen, Hung Manh Do, Phong Hong Pham, el al. A cross-sectional study of MIS TLIF in treatment of spondylolisthesis: initial good results from 92 Vietnamese patients. Annals of Medicine & Surgery. 2023;85:2518-2521.
9. Albert P Wong, Zachary A Smith, Alexander T Nixon, el al. Intraoperative and perioperative complications in minimally invasive transforaminal lumbar interbody fusion: a review of 513 patients. J Neurosurg Spine. 2015;22:487-495.