35. Nhồi máu mạc nối lớn ở trẻ em: Báo cáo ca bệnh hiếm gặp
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nhồi máu mạc nối lớn là căn nguyên gây đau bụng hiếm gặp, được báo cáo khoảng 400 ca bệnh trong y văn. Trong đó, nhồi máu mạc nối lớn ở trẻ em chiếm khoảng 15% tổng số ca bệnh. Chúng tôi báo cáo hai ca bệnh, vào viện vì tình trạng đau bụng cấp tính. Khám thực thể chúng tôi ghi nhận trẻ có bụng chướng, ấn đau, không có phản ứng thành bụng và cảm ứng phúc mạc, trẻ không nôn, không sốt, đại tiện bình thường. Chúng tôi thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh theo hướng tiếp cận đau bụng cấp tính. Kết quả chụp cắt lớp vi tính ổ bụng cho thấy hình ảnh thâm nhiễm mạc nối lớn. Cả hai bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp bảo tồn: nhịn ăn, nuôi dưỡng tĩnh mạch, kháng sinh. Kết luận: Nhồi máu mạc nối lớn là căn nguyên gây đau bụng hiếm gặp ở trẻ em, phương pháp điều trị còn chưa được thống nhất nhưng điều trị bảo tồn là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả đã được chứng minh qua hai ca bệnh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhồi máu mạc nối lớn, đau bụng cấp tính, trẻ em
Tài liệu tham khảo
2. Lindley SI, Peyser PM. Idiopathic omental infarction: One for conservative or surgical management? J Surg Case Rep. 2018; 2018(3):rjx095. doi:10.1093/jscr/rjx095.
3. Abbas N, Ahmed S, Kaimkhani S. Omental Infarction: A Review of 3 Cases. Am J Surg Case Rep. 2020; 2020(4): 1-6. doi:10.31487/j.AJSCR.2020.04.03.
4. Occhionorelli S, Zese M, Cappellari L, Stano R, Vasquez G. Acute Abdomen due to Primary Omental Torsion and Infarction. Case Rep Surg. 2014; 2014: 208382. doi:10.1155/2014/208382.
5. Rimon A, Daneman A, Gerstle JT, Ratnapalan S. Omental infarction in children. J Pediatr. 2009; 155(3): 427-431.e1. doi:10.1016/j.jpeds.2009.03.039.
6. Medina-Gallardo NA, Curbelo-Peña Y, Stickar T, et al. OMENTAL INFARCTION: SURGICAL or CONSERVATIVE TREATMENT? A CASE REPORTS and CASE SERIES SYSTEMATIC REVIEW. Ann Med Surg 2012. 2020; 56: 186-193. doi:10.1016/j.amsu.2020.06.031.
7. ingh AK, Gervais DA, Lee P, et al. Omental infarct: CT imaging features. Abdom Imaging. 2006; 31(5): 549-554. doi:10.1007/s00261-005-0251-6.
8. Udechukwu NS, D’Souza RS, Abdulkareem A, Shogbesan O. Computed tomography diagnosis of omental infarction presenting as an acute abdomen. Radiol Case Rep. 2018; 13(3): 583-585. doi:10.1016/j.radcr.2018.02.019.
9. Nubi A, McBride W, Stringel G. Primary omental infarct: conservative vs operative management in the era of ultrasound, computerized tomography, and laparoscopy. J Pediatr Surg. 2009; 44(5): 953-956. doi:10.1016/j.jpedsurg.2009.01.032.
10. Tsunoda T, Sogo T, Komatsu H, Inui A, Fujisawa T. A case report of idiopathic omental infarction in an obese child. Case Rep Pediatr. 2012; 2012:513634. doi:10.1155/2012/513634.