14. Đặc điểm tăng huyết áp sau phẫu thuật sửa hẹp eo động mạch chủ và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tăng huyết áp trong giai đoạn hồi sức sau phẫu thuật sửa hẹp eo động mạch chủ là hiện tượng tăng huyết áp thường gặp xảy ra trong vòng 1 tuần sau phẫu thuật. Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 115 bệnh nhân chẩn đoán hẹp eo động mạch chủ đã được phẫu thuật sửa hẹp eo động mạch chủ tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2023. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp sau phẫu thuật là 77%. Thời điểm bắt đầu tăng huyết áp thường xảy ra vào 6 giờ đầu sau phẫu thuật. Đỉnh tăng huyết áp tâm thu trong khoảng 6 đầu giờ sau phẫu thuật và đỉnh tăng huyết áp tâm trương trong khoảng 72 – 96 giờ sau phẫu thuật. Mức độ tăng huyết áp độ 2 chiếm 79,8%, chủ yếu trong 24 giờ đầu sau phẫu thuật. Tất cả các bệnh nhân đều tăng huyết áp tâm thu, có 7 bệnh nhân tăng huyết áp tâm thu đơn độc và 92,1% bệnh nhân có tăng huyết áp cả tâm thu và tâm trương. Phân tích hồi quy đa biến cho thấy tuổi phẫu thuật > 1 tháng, tăng huyết áp trước phẫu thuật, duy trì thuốc vận mạch tăng cường co bóp cơ tim sau phẫu thuật là các yếu tố nguy cơ độc lập của tăng huyết áp sau phẫu thuật.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tăng huyết áp, hẹp eo động mạch chủ, phẫu thuật tim
Tài liệu tham khảo
2. Fox S, Pierce WS, Waldhausen JA. Pathogenesis of paradoxical hypertension after coarctation repair. Ann Thorac Surg. 1980; 29(2): 135-141. doi:10.1016/s0003-4975(10)61651-7.
3. Sealy WC. Paradoxical hypertension after repair of coarctation of the aorta: a review of its causes. Ann Thorac Surg. 1990; 50(2): 323-329. doi:10.1016/0003-4975(90)90768-2.
4. Rocchini AP, Rosenthal A, Barger AC, Castaneda AR, Nadas AS. Pathogenesis of paradoxical hypertension after coarctation resection. Circulation. 1976; 54(3): 382-387. doi:10.1161/01.cir.54.3.382.
5. Vũ Đình Phương Ân, Vũ Minh Phúc. Đặc điểm các trường hợp hẹp eo động mạch chủ kèm thông liên thất được phẫu thuật một thì tại Bệnh viện Nhi đồng 1 từ 9-2010 đến 5-2013. Y Học TP Hồ Chí Minh. 2014; 18(1): 557 - 564.
6. Cheung AT. Exploring an optimum intra/postoperative management strategy for acute hypertension in the cardiac surgery patient. J Card Surg. 2006; 21 Suppl 1: S8-S14. doi:10.1111/j.1540-8191.2006.00214.x.
7. Roeleveld PP, Zwijsen EG. Treatment Strategies for Paradoxical Hypertension Following Surgical Correction of Coarctation of the Aorta in Children. World J Pediatr Congenit Heart Surg. 2017; 8(3): 321-331. doi:10.1177/2150135117690104.
8. Schroeder VA, DiSessa TG, Douglas WI. Postoperative fluid balance influences the need for antihypertensive therapy following coarctation repair. Pediatr Crit Care Med. 2004; 5(6): 539-541. doi:10.1097/01.PCC.0000144730.44552.E3.
9. Trần Thị Bích Kim, Vũ Minh Phúc. Tăng huyết áp sau phẫu thuật tim hở. Y Học TP Hồ Chí Minh. 2018; 22(1): 313-320.
10. Gidding SS, Rocchini AP, Beekman R, et al. Therapeutic effect of propranolol on paradoxical hypertension after repair of coarctation of the aorta. N Engl J Med. 1985; 312(19): 1224-1228. doi:10.1056/NEJM198505093121904.
11. Leenen FH, Balfe JA, Pelech AN, Barker GA, Balfe JW, Olley PM. Postoperative hypertension after repair of coarctation of aorta in children: protective effect of propranolol? Am Heart J. 1987; 113(5): 1164-1173. doi:10.1016/0002-8703(87)90930-6.
12. Đặng Văn Thức, Trần Minh Điển. Đánh giá hiệu quả của Iloprost đường tĩnh mạch trong điều trị tăng áp lực động mạch phổi sau phẫu thuật tim mở tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Luận văn thạc sỹ y học chuyên ngành Nhi Khoa Đại học Y Hà Nội. Published online 2008.
13. Vázquez BYS, Martini J, Tsai AG, Johnson PC, Cabrales P, Intaglietta M. The variability of blood pressure due to small changes of hematocrit. Am J Physiol Heart Circ Physiol. 2010; 299(3): H863-867. doi:10.1152/ajpheart.00496.2010.
14. Schoonen A, van Klei WA, van Wolfswinkel L, van Loon K. Definitions of low cardiac output syndrome after cardiac surgery and their effect on the incidence of intraoperative LCOS: A literature review and cohort study. Front Cardiovasc Med. 2022;9:926957. doi:10.3389/fcvm.2022.926957.