35. Tổn thương tủy sống cổ thứ phát sau phẫu thuật: Báo cáo ca bệnh và phân tích cơ chế

Đoàn Trung Hiếu, Hoàng Gia Du, Nguyễn Toàn Thắng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Gây mê cho bệnh nhân có hoặc nghi ngờ tổn thương cột sống cổ luôn tiềm ẩn nhiều khó khăn và nguy cơ đối với cả bệnh nhân và thầy thuốc. Tổn thương thần kinh thứ phát có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào trong quá trình gây mê và phẫu thuật. Vì hậu quả tổn thương tủy cổ gây ra sẽ là rất lớn cho bệnh nhân, gia đình và xã hội, nên ngoài mục tiêu đảm bảo sự thành công của phẫu thuật, việc phòng tránh các tổn thương tủy thứ phát có vai trò đặc biệt quan trọng. Đánh giá toàn diện bệnh nhân trước và sau phẫu thuật, tìm hiểu rõ các yếu tố nguy cơ sẽ giúp bác sĩ gây mê hồi sức, phẫu thuật viên có chiến lược phù hợp nhằm hạn chế tối đa tổn thương tủy thứ phát trong giai đoạn chu phẫu. Chúng tôi báo cáo một trường hợp bệnh nhân nam 70 tuổi hẹp ống sống đa tầng cổ - ngực, xuất hiện tổn thương tủy sống đoạn cổ sau phẫu thuật cột sống ngực đã được phát hiện và xử trí kịp thời. Mục tiêu bài báo nhằm phân thích cơ chế bệnh học và lưu ý một số vấn đề lâm sàng liên quan đến tổn thương tủy sống cổ thứ phát sau phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chen WF, Kang CJ, Lee SC, et al. Quadriplegia secondary to cervical spondylotic myelopathy-a rare complication of head and neck surgery. Head Neck. 2013;35(2):E49-51. doi:10.1002/hed.21871
2. Durga P, Sahu BP. Neurological deterioration during intubation in cervical spine disorders. Indian J Anaesth. 2014;58(6):684-692. doi:10.4103/0019-5049.147132
3. Brimacombe J, Keller C, Künzel KH, et al. Cervical spine motion during airway management: a cinefluoroscopic study of the posteriorly destabilized third cervical vertebrae in human cadavers. Anesth Analg. 2000;91(5):1274-1278. doi:10.1097/00000539-200011000-00041
4. Gary R Stier. Neurosurgical diseases and trauma of the spine and spinal cord: anesthetic considerations. In: Cottrell and Young’s Neuroanesthesia. 2010:349- 389.
5. Wong DM, Prabhu A, Chakraborty S, et al. Cervical spine motion during flexible bronchoscopy compared with the Lo-Pro GlideScope. Br J Anaesth. 2009;102(3):424-430. doi:10.1093/bja/aep002
6. Peterson GN, Domino KB, Caplan RA, et al. Management of the difficult airway: a closed claims analysis. Anesthesiology. 2005;103(1):33-39. doi:10.1097/00000542-200 507000-00009
7. Robitaille A, Williams SR, Tremblay MH, et al. Cervical spine motion during tracheal intubation with manual in-line stabilization: direct laryngoscopy versus GlideScope videolaryngoscopy. Anesth Analg. 2008;106(3):935-941, table of contents. doi:10. 1213/ane.0b013e318161769e
8. Rustagi T, Drazin D, Oner C, et al. Fractures in Spinal Ankylosing Disorders: A Narrative Review of Disease and Injury Types, Treatment Techniques, and Outcomes. J Orthop Trauma. 2017;31 Suppl 4:S57-S74. doi:10.1097/BOT.0000000000000953
9. Dinsmore J, Bacon RC, Hollway TE. The effect of increasing degrees of spinal flexion on cerebrospinal fluid pressure. Anaesthesia. 1998;53(5):431-434. doi:10.1046/j.1365-2044.1 998.00333.x
10. Yao W, Qiu J, Zhou Z, et al. Cervical spinal cord compression after thyroidectomy under general anesthesia. J Anesth. 2014;28(1):125-127. doi:10.1007/s00540-013-1667-8
11. Sumiya S, Kawabata S, Ushio S, et al. Cervical Spinal Cord Injury Associated With Neck Flexion in Posterior Cervical Decompression. Clinical Spine Surgery. 2019;32(5):E221. doi:1 0.1097/BSD.0000000000000764
12. AlMutiri AM, Alsulaimani S, Sabbagh AJ, et al. Cervical Spinal Cord Injury During Prone Position Ventilation in the COVID-19 Pandemic. Cureus. 2021;13(10):e18958. doi:10 .7759/cureus.18958