27. Tình trạng và nhu cầu điều trị răng miệng của bệnh nhân tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Phạm Thị Mai Thanh, Trần Ngọc Phương Thanh, Trương Phạm Bích Thủy, Huỳnh Hữu Thục Hiền

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe răng miệng và nhu cầu điều trị của bệnh nhân đến khám tại Khu thực hành Nha khoa tổng quát - Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 595 dữ liệu về tình trạng sức khỏe răng miệng của bệnh nhân (≥ 18 tuổi) đến khám và điều trị từ năm 2017 - 2020. Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân không có thói quen thăm khám răng miệng định kỳ chiếm 91,43%. Đau răng là triệu chứng than phiền nhiều nhất (63,87%). Về tình trạng sức khỏe răng miệng, đa số là viêm nướu (95,13%) và sâu răng (93,28%), chỉ số trung bình SMT-R là 8,13 ± 6,3; còn mất răng chiếm 64,36%. Nhu cầu điều trị nha chu chiếm tỷ lệ cao nhất (99,83%), chủ yếu là lấy cao răng (84,04%). Nhu cầu trám do sâu (87,90%), nhổ răng do sâu (34,45%) và điều trị tủy (32,77%). Tóm lại, nghiên cứu cho thấy sâu răng và viêm nướu vẫn là hai bệnh lý răng miệng phổ biến ở hầu hết bệnh nhân nha khoa, do vậy nhu cầu điều trị theo thực trạng bệnh đều rất cao. Bệnh nhân chưa có thói quen thăm khám răng miệng định kỳ, chỉ khám và điều trị khi có các triệu chứng khó chịu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO (2022). Towards universal health coverage for oral health by 2030. Global oral health status report.
2. Hoàng Trọng Hùng, Nguyễn Quang Việt, Nguyễn Đức Minh. Tình trạng sức khỏe răng miệng của cư dân 35 - 44 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2020;26(2):160.
3. Nguyễn Thị Ngọc Diễm, Trần Thị Kim Ngọc, Trương Nhựt Khuê, và cs. Đặc điểm các bệnh răng miệng thường gặp ở bệnh nhân ngoại trú bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021-2022. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2022;(51):21-27. doi:10.58490/ctump.2022i51.2623.
4. Huỳnh Thúy Phương, Nguyễn Minh Khởi, Lâm Nhựt Tân. Nghiên cứu tình trạng bệnh răng miệng và nhu cầu điều trị của sinh viên chính quy năm thứ nhất trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm học 2014 - 2015. Tạp chí Y Dược Cần Thơ. 2015;19(3):49-54.
5. World Health Organization. The WHO Global Oral Health Data Bank, World Health Organization. Geneva; 2013. https://apps.who.int/iris/handle/10665/81965
6. Đồng Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Thanh Hà, Ngô Uyên Châu. Tình trạng sức khoẻ răng miệng và các yếu tố liên quan của sinh viên năm I Khoa Răng Hàm Mặt Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh năm học 2013 - 2014. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2015;19(2):229-235.
7. Trần Thị Ngọc Anh, Phùng Nhật Hoàng. Thực trạng sâu răng của sinh viên năm thứ ba trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội năm học 2022 - 2023. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023;528(2):337-340. https://doi.org/10.51298/vmj.v528i2.6151
8. Pham HTM, Chapman R. Dental Caries and Related Factor in the First - and Second - Year Medical University, Vietnam. Journal of Health Research. 2008;22(Suppl.):73-77.
9. Võ Thị Thúy Hồng, Hoàng Thị Mai Hiên, Vũ Mạnh Tuấn. Thực trạng sâu răng và nhu cầu điều trị của người cao tuổi tỉnh Bình Dương. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021;502(1):98-102. https://doi.org/10.51298/vmj.v502i1.568
10. Trịnh Sanh, Trần Tấn Tài. Tình hình bệnh răng miệng và các yếu tố liên quan của người cao tuổi tại khu vực vùng B Đại Lộc, Quảng Nam năm 2020. Tạp chí Y Dược Học - Trường Đại học Y Dược Huế. 2022;12(3):107-113
11. Võ Thị Thúy Hồng. Thực trạng bệnh quanh răng và nhu cầu điều trị của người cao tuổi tỉnh Bình Dương. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022;509(1):122-126. https://doi.org/10.51298/vmj.v509i1.1714
12. Douglass CW, Jette AM, Fox CH, et al. Oral health status of the elderly in New England. Journal of gerontology. 1993;48(2):39-46.