3. Tình trạng dinh dưỡng và đặc điểm nuôi dưỡng của bệnh nhân tại khoa Hồi sức tích cực & Chống độc Bệnh viện Đa khoa Hà Đông năm 2023

Nguyễn Ngọc Thu, Nguyễn Anh Dũng, Đoàn Bình Tĩnh, Nguyễn Thị Cương, Phạm Hải Hà

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm mô tả tình trạng dinh dưỡng và đặc điểm nuôi dưỡng của bệnh nhân tại khoa Hồi sức tích cực & chống độc, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 173 bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên được nuôi dưỡng qua ống thông hoặc dinh dưỡng tĩnh mạch toàn phần và điều trị nội trú trên 7 ngày. Theo thang điểm NUTRIC phiên bản sửa đổi (m-NUTRIC), tỷ lệ người bệnh có nguy cơ dinh dưỡng cao khi đánh giá vào ngày thứ nhất sau nhập khoa Hồi sức tích cực (ICU) là 29,5%; khi đánh giá vào thời điểm ngày điều trị thứ bảy là 22,0%. Khi quan sát đặc điểm nuôi dưỡng trong ba ngày đầu sau nhập ICU, có 77,5% đối tượng có năng lượng trung bình được cung cấp lớn hơn 70% nhu cầu khuyến nghị (NCKN). Trong quá trình điều trị từ ngày thứ tư đến ngày thứ bảy, tỷ lệ đối tượng có năng lượng và hàm lượng protein trung bình không đạt NCKN lần lượt là 26,6% và 41,0%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lew CCH, Yandell R, Fraser RJL, Chua AP, Chong MFF, Miller M. Association between malnutrition and clinical outcomes in the intensive care unit: a systematic review. JPEN J Parenter Enteral Nutr. 2017; 41(5): 744-758.
2. Nguyễn Thị Trang, Phạm Văn Phú, Nghiêm Nguyệt Thu. Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh cao tuổi và một số yếu tố liên quan tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện Lão Khoa năm 2017 - 2018. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2018;14:9-15.
3. Thuý LTP, Thảo NP, Hiếu ĐT, Tuân PV, Dũng NQ. Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh thở máy tại Khoa hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa năm 2019. Tạp Chí Nghiên Cứu Học. 2021; 146(10):55-63.
4. Nga DT. Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh nhiễm khuẩn huyết tại Trung tâm Hồi sức Tích cực - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. J 108 - Clin Med Phamarcy. Published online August 12, 2022.
5. Javid Z, Shadnoush M, Khadem-Rezaiyan M, et al. Nutritional adequacy in critically ill patients: Result of PNSI study. Clin Nutr. 2021; 40(2):511-517.
6. Servia-Goixart L, Lopez-Delgado JC, Grau-Carmona T, et al. Evaluation of Nutritional Practices in the Critical Care patient (The ENPIC study): Does nutrition really affect ICU mortality? Clin Nutr ESPEN. 2022; 47:325-332.
7. Thi DP, Duy TP. Nutritional status and feeding regimen of critically ill patients in General Hospital of Agriculture in Hanoi, Vietnam. Nutr Health. Published online May 11, 2022:02601060221100673.
8. Rahman A, Hasan RM, Agarwala R, Martin C, Day AG, Heyland DK. Identifying critically-ill patients who will benefit most from nutritional therapy: Further validation of the “modified NUTRIC” nutritional risk assessment tool. Clin Nutr. 2016; 35(1): 158-162.
9. Lưu Ngân Tâm (2019). Hướng dẫn dinh dưỡng trong điều trị bệnh nhân nặng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
10. Singer P, Blaser AR, Berger MM, et al. ESPEN practical and partially revised guideline: Clinical nutrition in the intensive care unit. Clin Nutr. 2023; 42(9): 1671-1689.
11. Coruja MK, Cobalchini Y, Wentzel C, Fink J da S. Nutrition Risk Screening in Intensive Care Units: Agreement Between NUTRIC and NRS 2002 Tools. Nutr Clin Pract. 2020; 35(3): 567-571.
12. Adrie C, Lugosi M, Sonneville R, et al. Persistent lymphopenia is a risk factor for ICU-acquired infections and for death in ICU patients with sustained hypotension at admission. Ann Intensive Care. 2017; 7:30.
13. Iapichino G, Radrizzani D, Armani S, Noto A, Spanu P, Mistraletti G. Metabolic treatment of critically ill patients: energy balance and substrate disposal. Minerva Anestesiol. 2006; 72(6): 533-541.
14. Reintam Blaser A, Starkopf J, Alhazzani W, et al. Early enteral nutrition in critically ill patients: ESICM clinical practice guidelines. Intensive Care Med. 2017; 43(3): 380-398.
15. Linh NT, Hằng HT, Yến MN, et al. 6. Tình trạng dinh dưỡng và đặc điểm nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày ở người bệnh hồi sức tích cực tại Bệnh viện Điều trị người bệnh COVID-19. Tạp Chí Nghiên Cứu Học. 2022; 157(9): 44-54.