17. Kết quả cắt gan điều trị bệnh sỏi gan: Hồi cứu 45 ca bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mặc dù sỏi gan có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, thậm chí cần phối hợp đa chuyên khoa nhưng vẫn có tỷ lệ sót sỏi. Cắt gan là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả với sỏi gan khu trú. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật cắt gan điều trị sỏi gan. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu hồi cứu các trường hợp được mổ cắt gan do sỏi gan tại Bệnh viện Bạch Mai từ 1/2016 đến 10/2023. Kết quả nghiên cứu gồm 45 bệnh nhân. Tuổi trung bình là 52,3 ± 10,3 tuổi (dao động: 31 – 78); tỷ lệ nam/nữ là 2,4. Triệu chứng đau dưới sườn là 88,9 %. Sỏi ở vị trí thùy gan trái và sỏi hai bên gan lần lượt là 71,1% và 28,9%. Cắt phân thùy bên và gan trái lần lượt là 93,3% và 6,7%. Thời gian mổ 130,2 ± 35,5 phút (dao động: 80 – 240 phút). Thời gian nằm viện 8,8 ± 2,9 ngày (dao động: 6 – 16 ngày). Tỷ lệ sạch sỏi đạt 95,5%. Biến chứng chung và tử vong lần lượt là 17,8% và 0%. Kết quả cho thấy cắt gan là một phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn đối với bệnh sỏi gan khu trú. Tuy nhiên, cần phải theo dõi để đánh giá các biến chứng xa cũng như tỷ lệ tái phát sỏi.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Cắt gan, sỏi gan, phân thùy bên, gan trái, hẹp đường mật
Tài liệu tham khảo
2. Dương Văn Hải, Văn Tần. Chỉ định và kết quả phẫu thuật điều trị sỏi trong gan. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh. 2006;10:360-367.
3. Feng X, Zheng S, Xia F, et al. Classification and management of hepatolithiasis: A high-volume, single-center’s experience. Intractable Rare Dis Res. 2012;1(4):151-156.
4. Li SQ, Liang LJ, Peng BG, et al. Outcomes of liver resection for intrahepatic stones: a comparative study of unilateral versus bilateral disease. Ann Surg. 2012;255(5):946-953.
5. Lin CC, Lin PY, Ko CJ, et al. Hepatic resection for bilateral hepatolithiasis: a 20-year experience. ANZ J Surg. 2013;83(12):978-984.
6. Wen XD, Wang T, Huang Z, et al. Step-by-step strategy in the management of residual hepatolithiasis using post-operative cholangioscopy. Therap Adv Gastroenterol. 2017;10(11):853-864.
7. Torres OJM, Linhares MM, Ramos EJB, et al. Liver Resection for Non-Oriental Hepatolithiasis. Arq Bras Cir Dig. 2019;32(4):e1463.
8. Đoàn Văn Trân, Nguyễn Thanh Sáng, Trịnh Du Dương, và cs. Vai trò của nội soi đường mật trong cắt gan điều trị sỏi. Tạp chí Y học Lâm sàng - Bệnh viện TW Huế. 2019;53:84 - 91.
9. Đỗ Tuấn Anh. Đánh giá kết quả ứng dụng kỹ thuật cắt gan theo phương pháp Tôn Thất Tùng trong điều trị bệnh sỏi trong gan. Luận án Tiến sĩ Y học. Học viện Quân Y. 2008.
10. Lorio E, Patel P, Rosenkranz L, et al. Management of Hepatolithiasis: Review of the Literature. Curr Gastroenterol Rep. 2020;22(6):30.
11. Li H, Zheng J, Cai JY, et al. Laparoscopic VS open hepatectomy for hepatolithiasis: An updated systematic review and meta-analysis. World J Gastroenterol. 2017;23(43):7791-7806.
12. Tabrizian P, Jibara G, Shrager B, et al. Hepatic resection for primary hepatolithiasis: a single-center Western experience. J Am Coll Surg. 2012;215(5):622-626.
13. Kim HJ, Kim JS, Joo MK, et al. Hepatolithiasis and intrahepatic cholangiocarcinoma: A review. World J Gastroenterol. 2015;21(48):13418-13431.
14. Văn Tần. Cắt gan, xẻ gan hay phối hợp để lấy sỏi trong gan: Đặc điểm, chỉ định và kết quả. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh. 2002;6(2):252 -262.
15. Xia H, Meng X, Xin X, et al. Resection of extrahepatic bile ducts with partial hepatectomy for treating intra- and extrahepatic hepatolithiasis. BMC Surg. 2021;21(1):420.
16. Uenishi T, Hamba H, Takemura S, et al. Outcomes of hepatic resection for hepatolithiasis. Am J Surg. 2009;198(2):199-202.
17. Jarufe N, Figueroa E, Munoz C, et al. Anatomic hepatectomy as a definitive treatment for hepatolithiasis: a cohort study. HPB (Oxford). 2012;14(9):604-610.
18. Shah OJ, Robbani I, Shah P, et al. Left-sided hepatic resection for hepatolithiasis: a longitudinal study of 110 patients. HPB (Oxford). 2012;14(11):764-771.
19. Kim HJ, Kang TU, Swan H, et al. Incidence and Prognosis of Subsequent Cholangiocarcinoma in Patients with Hepatic Resection for Bile Duct Stones. Dig Dis Sci. 2018;63(12):3465-3473.
20. Kim HJ, Kim JS, Suh SJ, et al. Cholangiocarcinoma Risk as Long-term Outcome After Hepatic Resection in the Hepatolithiasis Patients. World J Surg. 2015;39(6):1537-1542.