7. Hội chứng dễ bị tổn thương theo thang điểm SEGA ở người cao tuổi mắc đái tháo đường typ 2 tại bệnh viện 19-8
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm đánh giá hội chứng dễ bị tổn thương theo thang điểm đánh giá lão khoa cấp cứu rút gọn (Short Emergency Geriatric Assessment - SEGA) ở người cao tuổi mắc đái tháo đường typ 2 tại bệnh viện 19-8. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 512 người bệnh ≥ 60 tuổi được chẩn đoán ĐTĐ điều trị tại bệnh viện 19-8. Người bệnh được phỏng vấn theo bộ câu hỏi thống nhất đánh giá tình trạng hội chứng dễ bị tổn thương bằng thang điểm SEGA, các thông tin chung, các đặc điểm bệnh ĐTĐ, biến chứng của ĐTĐ và một số hội chứng lão khoa. Tỉ lệ người bệnh kiểm soát tốt HbA1c ≤ 7,5% chiếm 74,4%. Tỉ lệ người bệnh kiểm soát kém HbA1c > 8,5% chiếm 14,6%. Tỉ lệ hội chứng dễ bị tổn thương theo thang điểm SEGA là 27,5%, hội chứng dễ bị tổn thương nặng là 11,3%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng dinh dưỡng, chức năng hoạt động hàng ngày, chức năng hoạt động hàng ngày có dụng cụ, mức độ hoạt động thể lực, trạng thái tâm thần tối thiểu, trầm cảm, nguy cơ ngã, Sarcopenia, chức năng thể chất với HCDBTT (p < 0,01). Bệnh nhân đái tháo đường có hội chứng dễ bị tổn thương chiếm tỉ lệ không nhỏ khi được sàng lọc bằng thang điểm SEGA - bộ công cụ dễ sử dụng, khách quan, có tính ứng dụng cao trong thực hành lâm sàng có thể áp dụng thường quy để có thể phát hiện sớm hội chứng dễ bị tổn thương ở người bệnh ĐTĐ cao tuổi.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Người cao tuổi, Hội chứng dễ bị tổn thương, SEGA, đái tháo đường
Tài liệu tham khảo
2. Howrey BT, Al Snih S, Markides KS, Ottenbacher KJ. Frailty and diabetes among Mexican American older adults. Ann Epidemiol. 2018; 28(7): 421-426.e1. doi:10.1016/j.annepidem.2018.04.009.
3. Nguyễn Trung Anh, Vũ Thị Thanh Huyền. Bệnh học Lão khoa.; 2021.
4. Perkisas S, Vandewoude M. Where frailty meets diabetes. Diabetes Metab Res Rev. 2016; 32(S1): 261-267. doi:10.1002/dmrr.2743.
5. Bouillon K, Kivimäki M, Hamer M, et al. Diabetes Risk Factors, Diabetes Risk Algorithms, and the Prediction of Future Frailty: The Whitehall II Prospective Cohort Study. J Am Med Dir Assoc. 2013; 14(11): 851.e1-851.e6. doi:10.1016/j.jamda.2013.08.016.
6. Oubaya N, Dramé M, Novella JL, et al. Screening for frailty in community-dwelling elderly subjects: Predictive validity of the modified SEGA instrument. Arch Gerontol Geriatr. 2017; 73: 177-181. doi:10.1016/j.archger.2017.07.026.
7. Dương Thị Liên. Đánh Giá Khả Năng Tự Tiêm Insulin ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Cao Tuổi Bằng Trắc Nghiệm vẽ Đồng Hồ. Đại học Y Hà Nội; 2014.
8. Nguyễn Thị Minh Hải. Đánh Giá Hội Chứng Dễ Bị Tổn Thương (Frailty Syndrom) ở Người Cao Tuổi Mắc Đái Tháo Đường Týp 2. Đại học Y Hà Nội; 2015.
9. Wong E, Backholer K, Gearon E, et al. Diabetes and risk of physical disability in adults: a systematic review and meta-analysis. Lancet Diabetes Endocrinol. 2013; 1(2): 106-114. doi:10.1016/S2213-8587(13)70046-9.
10. Zilliox LA, Chadrasekaran K, Kwan JY, Russell JW. Diabetes and Cognitive Impairment. Curr Diab Rep. 2016; 16(9): 87. doi:10.1007/s11892-016-0775-x.
11. Lê Anh Tú. Đánh Giá Lão Khoa Toàn Diện ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Typ 2 Cao Tuổi Tại Bệnh Viện Lão Khoa Trung Ương,. Đại học Y Hà Nội; 2016.
12. Vu HTT, Nguyen TX, Nguyen TN, et al. Prevalence of frailty and its associated factors in older hospitalised patients in Vietnam. BMC Geriatr. 2017; 17:216. doi:10.1186/s12877-017-0609-y.
13. Azidah AK, Hasniza H, Zunaina E. Prevalence of Falls and Its Associated Factors among Elderly Diabetes in a Tertiary Center, Malaysia. Curr Gerontol Geriatr Res. 2012; 2012: 539073. doi:10.1155/2012/539073.
14. Fielding RA, Vellas B, Evans WJ, et al. Sarcopenia: an undiagnosed condition in older adults. Current consensus definition: prevalence, etiology, and consequences. International working group on sarcopenia. J Am Med Dir Assoc. 2011; 12(4): 249-256. doi:10.1016/j.jamda.2011.01.003