11. Khảo sát kháng thể kháng nhân của bệnh nhân mắc COVID-19 trong giai đoạn cấp
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát đặc điểm của kháng thể kháng nhân (ANA) ở bệnh nhân COVID-19 trong giai đoạn cấp bằng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp. Nghiên cứu là nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 100 đối tượng nghiên cứu mắc COVID-19 và 25 đối tượng nghiên cứu chưa mắc COVID-19. Kết quả miễn dịch huỳnh quang gián tiếp cho thấy tỷ lệ ANA dương tính của nhóm mắc COVID-19 trong giai đoạn cấp cao hơn nhóm chưa mắc COVID-19 (27% so với 8%) và kiểu hình thường gặp của nhóm mắc COVID-19 là kiểu hình Speckled (chiếm 44,4%) và Nucleolar (chiếm 25,9%). Tại thời điểm nhập viện, tỷ lệ ANA dương tính ở nhóm mắc COVID-19 diễn biến nghiêm trọng có xu hướng cao hơn nhóm mắc COVID-19 không diễn biến nghiêm trọng với tỷ lệ lần lượt là 32,5% so với 23,33%, trong đó tỷ lệ ANA dương tính 2+ ở 2 nhóm trên lần lượt là 10% và 1,67%, tuy nhiên sự khác biệt là chưa có ý nghĩa thống kê.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
COVID-19, ANA, miễn dịch huỳnh quang gián tiếp
Tài liệu tham khảo
2. Muro Y. Antinuclear antibodies. Autoimmunity. 2005;38(1):3-9. doi:10.1080/08 916930400024612
3. Pascolini S, Vannini A, Deleonardi G, et al. COVID-19 and Immunological Dysregulation: Can Autoantibodies be Useful? Clin Transl Sci. 2021;14(2):502-508. doi:10.1111/cts.12908
4. Zhou Y, Han T, Chen J, et al. Clinical and Autoimmune Characteristics of Severe and Critical Cases of COVID-19. Clin Transl Sci. 2020;13(6):1077-1086. doi:10.1111/cts.12805
5. Peker BO, Şener AG, Kaptan Aydoğmuş F. Antinuclear antibodies (ANAs) detected by indirect immunofluorescence (IIF) method in acute COVID-19 infection; future roadmap for laboratory diagnosis. J Immunol Methods. 2021;499:113174. doi:10.1016/j.jim.2021.1131 74
6. Lê Thị Hương Lan, Nguyễn Thị Minh Thiện. Đặc điểm xét nghiệm huyết học và tình trạng tăng đông ở bệnh nhân COVID-19 tại trung tâm hồi sức tích cực Long An năm 2021. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên. 2022;227(10):157-164.
7. Litwin CM, Binder SR. ANA testing in the presence of acute and chronic infections. J Immunoassay Immunochem. 2016;37(5):439-452. doi:10.1080/15321819.2016.1174136
8. Woodruff M, Ramonell R, Cashman K, et al. Dominant extrafollicular B cell responses in severe COVID-19 disease correlate with robust viral-specific antibody production but poor clinical outcomes. MedRxiv Prepr Serv Health Sci. Published online June 22, 2020:2020.04.29.20083717. doi:10.1101/2020.04.29.20083717
9. Taeschler P, Cervia C, Zurbuchen Y, et al. Autoantibodies in COVID-19 correlate with antiviral humoral responses and distinct immune signatures. Allergy. 2022;77(8):2415-2430. doi:10.1111/all.15302
10. Sacchi MC, Tamiazzo S, Stobbione P, et al. SARS-CoV-2 infection as a trigger of autoimmune response. Clin Transl Sci. 2021;14(3):898-907. doi:10.1111/cts.12953
11. Mariz HA, Sato EI, Barbosa SH, et al. Pattern on the antinuclear antibody-HEp-2 test is a critical parameter for discriminating antinuclear antibody-positive healthy individuals and patients with autoimmune rheumatic diseases. Arthritis Rheum. 2011;63(1):191-200. doi:10.1002/art.30084