14. So sánh hiệu quả giữa kỹ thuật microfluidic và thang nồng độ trong chuẩn bị tinh trùng ở các trường hợp làm thụ tinh trong ống nghiệm
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu thử nghiệm so sánh trên 71 mẫu tinh dịch của các cặp vợ chồng làm thụ tinh trong ống nghiệm để đánh giá chất lượng tinh trùng trước và sau xử lý bằng 2 phương pháp: microfluidic và thang nồng độ. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng để so sánh kết quả tạo phôi, tỷ lệ có thai giữa nhóm chuẩn bị tinh trùng bằng microfluidic và thang nồng độ. 92 cặp vợ chồng có chỉ định làm thụ tinh trong ống nghiệm vào nghiên cứu được phân nhóm ngẫu nhiên vào hai nhóm. Nhóm 1 là nhóm can thiệp, sử dụng kỹ thuật microfluidic để chuẩn bị tinh trùng, nhóm 2 là nhóm chứng, sử dụng kỹ thuật thang nồng độ để chuẩn bị tinh trùng. Kết quả cho thấy: (1) so với thang nồng độ, chất lượng tinh trùng thu được sau microfluidic: tương đương về các thông số: mật độ, tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới, tỷ lệ thu hồi tinh trùng và tỷ lệ thu hồi tinh trùng tiến tới. Có tỷ lệ sống tốt hơn (97,9% so với 96,2%; p = 0,0009), tỷ lệ DFI thấp hơn (0,64 so với 2,3; p = 0,0028). (2) So với thang nồng độ, kết quả tạo phôi và tỷ lệ có thai của nhóm chuẩn bị tinh trùng bằng microfluidic: không có sự khác biệt về tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ tạo phôi, tỷ lệ phôi tốt + khá và tỷ lệ có thai của lần chuyển phôi đầu tiên trong chu kỳ chọc trứng. Như vậy, microfluidic làm giảm tỷ lệ DFI tinh trùng tốt hơn đáng kể so với phương pháp thang nồng độ. Tuy nhiên, không có sự khác biệt về tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ tạo phôi, tỷ lệ phôi tốt cũng như tỷ lệ có thai giữa nhóm microfluidic và nhóm thang nồng độ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Microfluidic, thang nồng độ, chuẩn bị tinh trùng, thụ tinh trong ống nghiệm, DFI
Tài liệu tham khảo
2. Avendaño C, Franchi A, Duran H, et al. DNA fragmentation of normal spermatozoa negatively impacts embryo quality and intracytoplasmic sperm injection outcome. Fertil Steril. 2010;94(2):549-557. doi:10.1016/j.fertnstert.2009.02.050
3. Zheng WW, Song G, Wang QL, et al. Sperm DNA damage has a negative effect on early embryonic development following in vitro fertilization. Asian J Androl. 2018;20(1):75-79. doi:10.4103/aja.aja_19_17
4. Waseem Asghar, Vanessa Velasco, James L Kingsley, et al. Selection of functional human sperm with higher DNA integrity and fewer reactive oxygen species. Adv Healthc Mater. 2014;3(10):1671-9. doi: 10.1002/adhm. 201400058
5. Poseidon Group (Patient-Oriented Strategies Encompassing IndividualizeD Oocyte Number), Alviggi C, Andersen CY, et al. A new more detailed stratification of low responders to ovarian stimulation: from a poor ovarian response to a low prognosis concept. Fertil Steril. 2016;105(6):1452-1453. doi:10.1016/j.fertnstert.2016.02.005
6. Makwana DP, Makwana S, Sen T. P-069 microfluidic sperm sorting vs density gradient to yield sperm with reduced DFI for patients undergoing IVF-ICSI. Hum Reprod. 2021;36(Supplement_1):deab130.068. doi: 10. 1093/humrep/deab130.068
7. Bastuba M, Cohen M, Bastuba A, et al. Microfluidic sperm separation device dramatically lowers DFI. Fertil Steril. 2020;113(4):e44. doi:10.1016/j.fertnstert.2020.02.096
8. Chen L, Fang J, Jiang W, et al. Effects of the sperm DNA fragmentation index on the clinical and neonatal outcomes of intracytoplasmic sperm injection cycles. J Ovarian Res. 2020;13(1):52. doi:10.1186/s13 048-020-00658-z
9. Lin-Tao Xue, Rui-Xue Wang. Effect of sperm DNA fragmentation on clinical outcomes for Chinese couples undergoing in vitro fertilization or intracytoplasmic sperm injection. J Int Med Res. 2016;44(6):1283 1291. doi:10.1177/0300060516664240.