32. Đặc điểm chất lượng giấc ngủ ở sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng trong năm học 2023 - 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Chất lượng giấc ngủ kém là tình trạng phổ biến trong số sinh viên và có liên quan đến tình trạng sức khỏe, hiệu suất học tập giảm đi. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 492 sinh viên trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng từ tháng 1 đến tháng 3/2024 với mục tiêu nghiên cứu đánh giá chất lượng giấc ngủ của sinh viên trường. Thu thập số liệu thông qua bộ câu hỏi PSQI bằng hình thức trả lời phát vấn. Xử lý phân tích số liệu bằng phần mềm STATA 17.0. Kết quả cho thấy phần lớn đối tượng là nữ giới chiếm 84,6%; nam giới chiếm 15,4%. Thời gian ngủ trung bình của đối tượng là 7,17 ± 1,04 giờ/đêm. Tỷ lệ sinh viên gặp khó khăn để duy trì hứng thú hoàn thành các công việc khá cao chiếm 62,2%. Điểm PSQI chung ở cả 7 thành phần 4,47 ± 2,83 điểm. Có 31,5% đối tượng có chất lượng giấc ngủ chưa tốt. Rối loạn giấc ngủ ở sinh viên năm 1 là 40,7% cao hơn so với sinh viên năm 2 và năm 3 (26,3% và 20,9%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Cần có biện pháp tư vấn, hỗ trợ cho nhóm đối tượng sinh viên năm 1 và các nhóm sinh viên có chất lượng giấc ngủ chưa tốt.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
chất lượng giấc ngủ, PSQI, sinh viên
Tài liệu tham khảo
2. Trần Đức Sĩ, Nguyễn Thanh Hiệp. Chất lượng giấc ngủ và thói quen sinh hoạt của sinh viên trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021;509(2).
3. Trịnh Mỹ Linh, Đỗ Thị Hương, Ngô Thị Hải Lý. Chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan của sinh viên Khoa Điều dưỡng - kỹ thuật y học, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2022(55):87-94.
4. Trần Phan Thanh Hiếu, Cao Nguyễn Hoài Thương, Hồ Nguyễn Anh Tuấn. Chất lượng giấc ngủ của sinh viên trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và các yếu tố liên quan. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022;514(số đặc biệt):272-279.
5. Tô Minh Ngọc, Nguyễn Đỗ Nguyên, Phùng Khánh Lâm, và cs. Thang đo chất lượng giấc ngủ PITTSBURGH phiên bản tiếng việt. Tạp chí Y học Tp. Hồ Chí Minh. 2014;18:664-670.
6. Buysse DJ, Reynolds III CF, Monk TH, et al. The Pittsburgh Sleep Quality Index: a new instrument for psychiatric practice and research. Psychiatry research. 1989;28(2):193-213.
7. Alhazzani N, Masudi E, Algarni A, et al. The relationship between sleep patterns and academic performance among medical students at King Saud Bin Abdulaziz University for Health Sciences. 2018;70(7):1131-1134.
8. Romero-Blanco C, Rodríguez-Almagro J, Onieva-Zafra MD, et al. Sleep pattern changes in nursing students during the COVID-19 lockdown. International journal of environmental research public health. 2020;17(14):5222.
9. Nsengimana A, Mugabo E, Niyonsenga J, et al. Sleep quality among undergraduate medical students in Rwanda: a comparative study. Scientific Reports. 2023;13(1):265.
10. Đỗ Thế Bon, Lê Thị Yến Nhi, Nguyễn Tiệp Đan, và cs. Khảo sát chất lượng giấc ngủ và ứng dụng chu kỳ giấc ngủ đối với sinh viên y khoa Trường Đại học Duy Tân. Tạp chí Nội tiết Đái tháo đường. 2022;47:141-149.
11. Nguyễn Thị Thu Hường, Lê Đình Luyến, Đoàn Ngọc Thủy Tiên, và cs. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ của sinh viên trường Đại học Y Hà Nội. Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển. 2022;6:27-35.
12. Maheshwari G, Shaukat F. Impact of poor sleep quality on the academic performance of medical students. Cureus. 2019;11(4).
13. Hoàng Thị Thuận, Nguyễn Thị Phương Thanh, Nguyễn Quang Hùng, và cs. Thực trạng chất lượng giấc ngủ của sinh viên Y đa khoa trường Đại học Y Dược Hải Phòng năm 2020. Tạp chí Y học dự phòng. 2021;31:203-209.
14. Hirshkowitz M, Whiton K, Albert SM, et al. National Sleep Foundation’s sleep time duration recommendations: methodology and results summary. Sleep health. 2015;1(1):40-43.