33. Căng thẳng học tập, chất lượng giấc ngủ ở học sinh THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu, thành phố Long Xuyên, An Giang và các yếu tố liên quan

Nguyễn Huỳnh Thùy Trang, Lê Trường Vĩnh Phúc, Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu cắt ngang nhằm xác định tỉ lệ học sinh THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu, thành phố Long Xuyên, An Giang có căng thẳng học tập trung bình - nặng, chất lượng giấc ngủ kém và các yếu tố liên quan. 447 học sinh trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu, TP. Long Xuyên, An Giang được chọn tham gia nghiên cứu. Tình trạng căng thẳng học tập được xác định bằng thang đo ESSA và chất lượng giấc ngủ được đánh giá bằng thang đo PSQI. Kết quả cho thấy tỉ lệ học sinh có căng thẳng học tập từ mức trung bình trở lên chiếm 60,0%, trong đó căng thẳng học tập nặng chiếm 25,8%. Tỉ lệ học sinh có chất lượng giấc ngủ kém là 70,1%. Các yếu tố liên quan đến tình trạng căng thẳng học tập của học sinh là tuổi, học lực, tình trạng hôn nhân của cha mẹ và mối quan hệ với giáo viên. Các yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ của học sinh là chức vụ, người sống chung, tình cảm gia đình và mối quan hệ với bạn bè. Nghiên cứu cũng ghi nhận sự khác biệt giữa chất lượng giấc ngủ với mức độ căng thẳng học tập của học sinh (p < 0,001). Tỉ lệ căng thẳng học tập trung bình - nặng và chất lượng giấc ngủ kém ở học sinh khá cao. Việc thực hiện và phối hợp các giải pháp từ phía học sinh, gia đình và nhà trường giúp giảm căng thẳng học tập cũng như cải thiện, nâng cao chất lượng giấc ngủ cho các em là điều cần thiết.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Alsulami S, Al Omar Z, Binnwejim MS, et al. Perception of academic stress among Health Science Preparatory Program students in two Saudi universities. Advances in medical education and practice. 2018;9(159-64)doi:10.2147/amep.S143151
2. Thái Thanh Trúc, Bùi Bình Minh. Tỉ lệ học sinh Trung học Phổ thông có ý nghĩ tự tử và các yếu tố liên quan tại thành phố Buôn Ma Thuột năm 2018. Tạp chí Y học Việt Nam. 2018;471:243-251.
3. Pascoe Michaela C, Hetrick Sarah E, Parker Alexandra G. The impact of stress on students in secondary school and higher education. International Journal of Adolescence and Youth. 2020;25(1):104-112. doi:10.1080/02673843.2019.1596823
4. Assana Supat, Laohasiriwong Wongsa, Rangseekajee Poonsri. Quality of Life, Mental Health and Educational Stress of High School Students in the Northeast of Thailand. Journal of Clinical and Diagnostic Research. 2017;11:VC01-VC06. doi:10.7860/JCDR/2017/29209.10429
5. Kaushal Yashovardhan, Koreti Sunita, Gaur Ajay. Educational stress and coping strategies in school going adolescents. International Journal of Contemporary Pediatrics. 2018;5:1452. doi:10.18203/2349-3291.ijcp20182545
6. Nguyễn Thành Trung, Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh. Tỷ lệ stress ở học sinh THPT Lê Trung Kiên, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên và các yếu tố liên quan. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2019;23(2):65-69.
7. Wheaton AG, Chapman DP, Croft JB. School Start Times, Sleep, Behavioral, Health, and Academic Outcomes: A Review of the Literature. J Sch Health. 2016;86(5):363-81. doi:10.1111/josh.12388
8. Paruthi S, Brooks LJ, D’Ambrosio C, et al. Recommended Amount of Sleep for Pediatric Populations: A Consensus Statement of the American Academy of Sleep Medicine. J Clin Sleep Med. 2016;12(6):785-6. doi:10.5664/jcsm.5866
9. Phan Như Ngọc, Huỳnh Ngọc Vân Anh, Tô Gia Kiên. Nghiện điện thoại thông minh giảm chất lượng giấc ngủ: nghiên cứu cắt ngang ở học sinh trung học phổ thông tỉnh Bến Tre. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2022;26(2):326-333.
10. Bùi Thị Thanh Hương, Phạm Nhật Tuấn, Đoàn Duy Tân. Mối liên quan giữa tình trạng nghiện Internet và chất lượng giấc ngủ kém ở học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023;528(1):203-208.
11. Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Thị Thuý Hằng. Mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên. Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế. 2017;7(4):125-130.
12. Đào Minh Nguyệt, Tạ Thị Kim Ngân, Phạm Nhật Tuấn, và cs. Chất lượng giấc ngủ và mối liên quan với stress của học sinh trường trung học phổ thông Ngô Quyền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Tạp chí Nghiên cứu Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2016;20(1):194-200.
13. Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Quang Đức, Vũ Khánh Linh, và cs. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ và dấu hiệu nghiện Internet của học sinh hai trường trung học phổ thông Lê Quý Đôn và An Dương tại Hải Phòng năm 2022. Tạp chí Y học Dự phòng. 2023;33(1):4.
14. Oxford Learning. Common causes of school stress for students. Published 2018. https://www.oxfordlearning.com/causes-of-school-stress/. Accessed on Oct 28 2022.
15. Deng Jingxin, Zhang Li, Cao Gege, et al. Effects of adolescent academic stress on sleep quality: Mediating effect of negative affect and moderating role of peer relationships. Current Psychology. 2021. doi:10.1007/s12144-021-01803-7
16. Tô Minh Ngọc, Nguyễn Đỗ Nguyên, Phùng Khánh Lâm, và cs. Thang đo chất lượng giấc ngủ Pittsburgh phiên bản tiếng Việt. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2014;18(6).
17. Truc TT, Loan KX, Nguyen ND, et al. Validation of the Educational Stress Scale for Adolescents (ESSA) in Vietnam. Asia-Pacific Journal of Public Health. 2015;27(2):212-21. doi:10.1177/1010539512440818
18. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông. 2021.
19. UNICEF Việt Nam. Nghiên cứu toàn diện về các yếu tố liên quan đến trường học ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và sự phát triển toàn diện của trẻ em nam và nữ vị thành niên tại Việt Nam. 2022. Accessed Nov 22 2022. https://tinyurl.com/NC-SKTT-PTTD-cua-TE-VTN-VN
20. Pham Thi Thu Ba. Study burden, academic stress and mental health among high school students in Vietnam. PhD thesis. Queensland University of Technology; 2015. https://eprints.qut.edu.au/82291/
21. Haifa F Fawares, Fad iFawaris. Self-Esteem, Educational Stress, and Depression among Students in High School in context of E-learning during COVID Outbreak. Baltic Journal of Law & Politics. 2022;15(1):170-182. doi:10.2478/bjlp-2022-00013