30. Nghiên cứu độc tính bán trường diễn của cao dây thìa canh (Gymnema sylvestre) trên thực nghiệm

Trần Gia Trang, Lê Hồng Oanh, Phương Thiện Thương, Nguyễn Thùy Dương, Hoàng Minh Châu, Đậu Thùy Dương, Trần Quỳnh Trang, Nguyễn Thị Thúy, Phạm Thị Vân Anh, Đinh Thị Thu Hằng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá độc tính bán trường diễn của cao Dây thìa canh (Gymnema sylvestre) theo đường uống trên động vật thực nghiệm. Nghiên cứu độc tính bán trường diễn được tiến hành theo hướng dẫn của WHO, chuột cống trắng chủng Wistar được uống liên tục cao Dây thìa canh với mức liều 50 mg/kg/ngày và 250 mg/kg/ngày trong vòng 12 tuần liên tục. Kết quả cho thấy cao Dây thìa canh khi dùng đường uống liều 50 mg/kg/ngày và 250 mg/kg/ngày liên tục trong 12 tuần không ảnh hưởng đến tình trạng chung, thể trọng, các chỉ số huyết học, chức năng gan, thận và mô bệnh học gan, thận trên chuột cống trắng. Như vậy, cao Dây thìa canh không gây độc tính bán trường diễn trên chuột cống thực nghiệm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. De Jong WH, Carraway JW, Geertsma RE. In vivo and in vitro testing for the biological safety evaluation of biomaterials and medical devices. Biocompatibility and Performance of Medical Devices. 2012;120-158.
2. Saganuwan SA. Toxicity studies of drugs and chemicals in animals: An overview. Bulgarian Journal of Veterinary Medicine. 2017;20(4):291-318.
3. Salmerón-Manzano E, Garrido-Cardenas JA, Manzano-Agugliaro F. Worldwide Research Trends on Medicinal Plants. Int J Environ Res Public Health. 2020;17(10):3376.
4. Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội; 2015.
5. World Health Organization. Working group on the safety and efficacy of herbal medicine, Report of regional office for the western pacific of the World Health Organization, 2000.
6. Jitareanu A, Trifan A, Vieriu M, et al. Current Trends in Toxicity Assessment of Herbal Medicines: A Narrative Review. Processes. 2022; 11(1):83.
7. Huang W, Percie du Sert N, Vollert J, et al. General Principles of Preclinical Study Design. Handb Exp Pharmacol. 2020;257:55-69
8. Raji RO, Muhammad HL, Abubakar A, et al. Acute and sub-acute toxicity profile of crude extract and fractions of Gymnema sylvestre. Clin Phytosci. 2021; 7, 56 (2021).
9. Tiwari P, Mishra BN, Sangwan NS. Phytochemical and pharmacological properties of Gymnema sylvestre: an important medicinal plant. Biomed Res Int. 2014;2014:830285