11. Tình trạng vòi tử cung và phương pháp xử trí trên bệnh nhân vô sinh có tắc đoạn gần vòi tử cung hai bên trên phim chụp tử cung - vòi tử cung
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Để chẩn đoán và điều trị vô sinh do tắc đoạn gần vòi tử cung thì phẫu thuật nội soi là một trong những phương pháp được ưu tiên lựa chọn. Với 125 bệnh nhân vô sinh có tắc đoạn gần vòi tử cung hai bên trên phim chụp tử cung - vòi tử cung (HSG - Hysterosalpingography) được thực hiện phẫu thuật nội soi từ năm 2017 đến năm 2023 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cho kết quả: tỷ lệ vòi tử cung tắc thật đoạn gần là 68,8%, còn lại tắc giả với 31,2%. Ngoài ra, có 92,4% vòi tử cung tắc đoạn gần không có tổn thương đoạn xa. Trong khi đó, không có tổn thương đoạn xa vòi tử cung là điều kiện tốt để nong tắc đoạn gần vòi tử cung. Điều này cho thấy những bệnh nhân vô sinh có tắc đoạn gần vòi tử cung trên HSG có nhiều cơ hội được chỉ định nong tắc đoạn gần vòi tử cung. Nghiên cứu này còn chỉ ra nội soi vừa là phương tiện để chẩn đoán tình trạng vòi tử cung vừa là những phương pháp can thiệp điều trị dựa trên mức độ vòi tử cung trong những trường hợp vô sinh có tắc đoạn gần trên HSG.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tắc đoạn gần vòi tử cung, tổn thương vòi tử cung
Tài liệu tham khảo
2. Practice Committee of the American Society for Reproductive Medicine. Role of tubal surgery in the era of assisted reproductive technology: a committee opinion. Fertil Steril. 2021;115(5):1143-1150. doi:10.1016/j.fertnstert.2021.01.051
3. Allahbadia GN, Merchant R. Fallopian tube recanalization: lessons learnt and future challenges. Women’s Health. 2010;6(4):531-549.
4. Silva PMD, Chu JJ, Gallos ID, et al. Fallopian tube catheterization in the treatment of proximal tubal obstruction: A systematic review and meta-analysis. Hum Reprod. 2017;32(4):836-852. doi:10.1093/humrep/dex0 22
5. Nguyễn Bá Thiết, Nguyễn Viết Tiến, Vũ Văn Du. Kết quả của phương pháp nong vòi tử cung qua soi buồng tử cung kết hợp với nội soi ổ bụng trên bệnh nhân vô sinh do tắc đoạn gần vòi tử cung. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2021;139(3):78-85. doi:10.52852/tcncyh.v139i3.106
6. Bruhat MA, Wattiez A, Mage G, et al. CO2 laser laparoscopy. Baillières Clin Obstet Gynaecol. 1989;3(3):487-497. doi:10.1016/S0950-3552(89)80005-7
7. Rutherford AJ, Jenkins JM. Hull and Rutherford classification of infertility. Hum Fertil. 2002;5(sup1):S41-S45. doi:10.1080/14 64727022000199911
8. Mekaru K, Yagi C, Asato K, et al. Hysteroscopic tubal catheterization under laparoscopy for proximal tubal obstruction. Arch Gynecol Obstet. 2011;284(6):1573-1576. doi:10.1007/s00404-011-2007-6
9. Swart P, Mol BW, Veen FV der, et al. The accuracy of hysterosalpingography in the diagnosis of tubal pathology: A meta-analysis. Fertil Steril. 1995;64(3):486-491. doi:10.1016/s0015-0282(16)57781-4
10. Pyra K, Szmygin M, Dymara-Konopka W, et al. The pregnancy rate of infertile patients with proximal tubal obstruction 12 months following selective salpingography and tubal catheterization. Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol. 2020;254:164-169. doi:10.1016/j.ejogrb.2020.08.008
11. Kohi MP. Interventional Radiologist’s Approach to Fallopian Tube Recanalization. Tech Vasc Interv Radiol. 2021;24(1):100736. doi:10.1016/j.tvir.2021.100736
12. Gomel V. Reconstructive Tubal Surgery. In: Te Linde’s Operative Gynecology. 11th ed. Wolters Kluwer; 2014:366-402.
13. Das S, Nardo LG, Seif MW. Proximal tubal disease: the place for tubal cannulation. Reprod Biomed Online. 2007;15(4):383-388. doi:10.1016/s1472-6483(10)60362-8