9. Mức độ nhạy cảm kháng sinh của một số loài vi khuẩn gây nhiễm trùng huyết thường gặp phân lập tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2023

Phạm Hồng Nhung, Mai Thị Lan Hương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nhiễm trùng huyết là một trong những nhiễm trùng nặng, nguy hiểm đến tính mạng. Các tác nhân gây bệnh rất đa dạng và có khả năng thay đổi đặc tính đề kháng theo thời gian. Nghiên cứu thực hiện nhằm xác định tác nhân gây nhiễm trùng huyết thường gặp và mức độ nhạy cảm với kháng sinh của các tác nhân phân lập được tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2023. Trong 2993 chủng gây bệnh phân lập được, E. coli (18,1%), S. aureus (17,0%), K. pneumoniae (15,8%), Acinetobacter spp. (9,6%), Enterococcus spp. (6,4%) và P. aeruginosa (3,6%) là các tác nhân gây bệnh thường gặp nhất. Các chủng E. coli còn nhạy cảm cao với carbapenem, ceftazidime/avibactam và amikacin (> 88%). Các chủng K. pneumoniaeP. aeruginosa chỉ còn nhạy cảm trung bình với các kháng sinh carbapenem, ceftazidime/avibactam và amikacin (30 - 60%). Các chủng K. aerogenes đề kháng cao với carbapenem (> 88%), chỉ còn nhạy cảm cao nhất với ceftazidime/avibactam (73,8%). A. baumannii đã đề kháng cao với hầu hết các nhóm kháng sinh (hầu hết > 80%). Tỷ lệ S. aureus đề kháng methicillin là 73,3%. Streptoccoccus viridans đề kháng với penicillin và ceftriaxone với tỷ lệ là 22,6% và 9,4%. Nhìn chung, các cầu khuẩn Gram dương đều còn nhạy cảm cao với vancomycin (81,6 - 100%). Dữ liệu nghiên cứu góp phần cung cơ sở cho các bác sĩ lâm sàng trong việc lựa chọn kháng sinh điều trị theo kinh nghiệm cho các nhiễm trùng huyết khi chưa có kết quả kháng sinh đồ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Rhee C, Dantes R, Epstein L, et al. CDC prevention epicenter program, Incidence and trends of sepsis in US hospitals using clinical vs claims data 2009-2014. JAMA. 2017;318(13):1241-1249.
2. Goto M, Al-Hasan MN. Overall burden of bloodstream infection and nosocomial bloodstream infection in North America and Europe. Clin Microbiol Infect. 2013;19(6):501-509.
3. Gohel K, Jojera A, Soni S, et al. Bacteriological profile and drug resistance patterns of blood culture isolates in a tertiary care nephrourology teaching institute. Biomed Res Int. 2014;2014:153747. https://doi.org/10. 1155/2014/153747. 
4. Schöneweck F, Schmitz RPH, Rißner F, et al. The epidemiology of bloodstream infections and antimicrobial susceptibility patterns in Thuringia, Germany: a five-year prospective, state-wide surveillance study (AlertsNet). Antimicrob Resist Infect Control. 2021;10:132. https://doi.org/10.1186/s13756-021-00997-6,
5. Clinical and Laboratory Standards Institute, Wayne, PA. Performance Standards for Antimicrobial Susceptibility Testing. Vol CLSI supplement M100, 33th ed, Clinical and Laboratory Standards Institute; Published 2023.
6. Kumar A, Roberts D, Wood KE, et al. Duration of hypotension before initiation of effective antimicrobial therapy is the critical determinant of survival in human septic shock. Crit Care Med. 2006;34:1589-96.
7. Diekema DJ, Hsueh P, Mendes RE, et al. 2019. The Microbiology of Bloodstream Infection: 20-Year Trends from the SENTRY Antimicrobial Surveillance Program. Antimicrob Agents Chemother. 2019; 63. https://doi.org/10.1128/aac.00355-19.
8. Bạch Quốc Khánh, Bùi Thị Vân Nga, Nguyễn Hà Thanh, và cs. Nghiên cứu mô hình vi khuẩn - vi nấm gây nhiễm trùng huyết tại viện Huyết học - Truyền máu trung ương giai đoạn 2019 - 2021. Tạp chí Y học Việt Nam. 2024;535(1). https://doi.org/10.51298/vmj.v535 i1.8362.
9. Trương Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Mai Hương, Hoàng Mỹ Hạnh. Đánh giá tỷ lệ và mức độ kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Bỏng quốc gia (01/2016 – 12/2021). Tạp chí Y học thảm họa & Bỏng. 2023;(1). https://doi.org/10.54804/yhthvb.1.2023.215.
10. Alvarez-Moreno CA, Morales-Lospez S, Rodriguez GJ, et al. The mortality attributable to Candidemia in C. auris is higher than that in other Candida species: Myth or Reality? J Fungi. 2023;9(4):430. https://doi.org/10.3390/jof9040430.
11. Davin-Regli A, Lavigne JP, Pagès JM. Enterobacter spp.: update on taxonomy, clinical aspects, and emerging antimicrobial resistance. Clin Microbiol Rev. 2019;32(4):e00002-19.
12. Guedes M, Gathara D, López-Hernández I, et al. Differences in clinical outcomes of bloodstream infections caused by Klebsiella aerogenes, Klebsiella pneumoniae and Enterobacter cloacae: a multicentre cohort study. Ann Clin Microbiol Antimicrob. 2024;23(42). https://doi.org/10.11 86/s12941-024-00700-8.
13. Yahav D, Giske CG, Graamatniece A, et al. New β-lactam- β-lactamase inhibitor combinations. Clin Microbiol Rev. 2021. Doi.org/10.1128/CMR.00115-20.
14. Escola-Verge L, Larrosa N, Los-Arcos I, et al. Infections by OXA-48-like-producing Klebsiella pneumoniae non-co-producing extended-spectrun beta-lactamase: Can they be successfully treated with cephalosporins? J Global Antimicrob Resist. 2019. https://doi.org/10.1016/j.jgar.2019.02.016.
15. Spiliopoulou A, Giannopoulou I, Assimakopoulos SF, et al. Laboratory surveillance of Acinetobacter spp. bloodstream infections in a tertiary university hospital during a 9-year period. Trop Med Infect Dis. 2023;8(11):503. https://doi.org/10.3390/tropical med8110503.
16. Bộ y tế. Báo cáo giám sát kháng kháng sinh tại Việt Nam năm 2020. 2023.
17. Singh N, Poggensee L, Huang Y, et al. Antibiotic susceptibility patterns of viridans group streptococci isolates in Unitied States from 2010 to 2020. Antimicrob Resist. 2022;(4):3. doi.org/10.1093/jacamr/dlac049.
18. Delgado V, Marsan NA, Waha S, et al. 2023 ESC guidelines for the management of endocarditis: Developed by the task force on the management of endocarditis of the European society of cardiology (ESC) endorsed by the European Association for Cardi-Thoracis Surgery (EACTS) and the European Association of Nuclear Medicine (EANM). Eur Heart J. 2023;44(39):3948-4042. doi.org/10.1093/eurhe artj/ehad193.