47. Điều trị tụt huyết áp bằng ephedrin và phenylephrin sau gây tê tủy sống để phẫu thuật lấy thai

Huỳnh Thị Ngọc Hiền, Trần Tiến Đạt, Phan Thị Thu Trâm, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Hoàng Lê Phi Bách

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu của chúng tôi so sánh hiệu quả dự phòng và điều trị tụt huyết áp bằng ephedrin và phenylephrin tiêm tĩnh mạch sau gây tê tủy sống trong phẫu thuật lấy thai. 100 sản phụ được chỉ định phẫu thuật lấy thai được bốc thăm ngẫu nhiên thành 2 nhóm được dự phòng tụt huyết áp ngay sau gây tê tủy sống và điều trị khi có tụt huyết áp bằng ephedrin 5mg và phenylephrin 50µg. Các chỉ số huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, huyết áp trung bình và nhịp tim được ghi nhận tại các thời điểm từ khi bắt đầu tiêm thuốc đến sau khi kết thúc phẫu thuật được 2 giờ. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ số huyết áp ghi nhận có sự khác biệt đáng kể từ T2,5 đến T27,5 ở cả hai nhóm với kết quả tích cực hơn của nhóm dùng phenylephrin. Nghiên cứu này cho thấy phenylephrin cho tác dụng dự phòng và điều trị tụt huyết áp ưu thế hơn so với ephedrin trong gây tê tủy sống phẫu thuật lấy thai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Thông báo: Kết luận của Thứ trưởng Bộ Y tế_Hội nghị tổng kết công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em/sức khỏe sinh sản 2022 (01/02/2023).
2. Trần Minh Long. Nghiên cứu ảnh hưởng trên huyết động của Phenylephrin trong xử trí hạ huyết áp khi gây tê tủy sống để phẫu thuật lấy thai. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội; 2019.
3. Kinsella SM, Carvalho B, Dyer RA, et al. International consensus statement on the management of hypotension with vasopressors during caesarean section under spinal anaesthesia. Anaesthesia. 2018;73(1):71-92. doi:10.1111/anae.14080
4. Lee A, Ngan Kee WD, Gin T. A quantitative, systematic review of randomized controlled trials of ephedrine versus phenylephrine for the management of hypotension during spinal anesthesia for cesarean delivery. Anesth Analg. 2002;94(4):920-6. doi:10.1097/00000539-2002 04000-00028
5. Mercier FJ, Bonnet MP, De la Dorie A, et al. Spinal anaesthesia for caesarean section: fluid loading, vasopressors and hypotension. Ann Fr Anesth Reanim. 2007;26(7-8):688-93. Rachianesthesie pour cesarienne: remplissage, vasopresseurs et hypotension. doi:10.1016/j.annfar.2007.05.003
6. Khawer Muneer, Hina Khurshid , Venkatesh HK. Comparison of Phenylephrine and Ephedrine in the Treatment of Hypotension and Its Effects on the Foetus after Subarachnoid Block for Caesarean Section. Journal of Evolution of Medical and Dental Sciences. 2021;10(44). doi:10.14260/jemds/2021/763
7. Mohta M, Aggarwal M, Sethi AK, et al. Randomized double-blind comparison of ephedrine and phenylephrine for management of post-spinal hypotension in potential fetal compromise. Int J Obstet Anesth. 2016;27:32-40. doi:10.1016/j.ijoa.2016.02.004
8. Prakash S, Pramanik V, Chellani H, et al. Maternal and neonatal effects of bolus administration of ephedrine and phenylephrine during spinal anaesthesia for caesarean delivery: a randomised study. Int J Obstet Anesth. 2010;19(1):24-30. doi:10.1016/j.ijoa. 2009.02.007