16. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 15 ca đầu tiên can thiệp sửa van hai lá qua da bằng kỹ thuật Mitraclip tại viện tim mạch quốc gia Việt Nam

Phạm Nhật Minh, Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Thị Thu Hoài, Đinh Huỳnh Linh, Phan Tuấn Đạt, Nguyễn Lan Anh, Lê Văn Thăng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Can thiệp sửa van hai lá qua da điều trị bệnh lý hở van hai lá đã và đang phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, tuy nhiên thủ thuật này chưa được tiến hành nhiều tại Việt Nam. Nghiên cứu thực hiện với mục tiêu cung cấp những dữ liệu về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các ca bệnh đầu tiên được thực hiện thủ thuật Mitraclip tại Việt Nam. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 15 bệnh nhân đầu tiên thực hiện can thiệp Mitraclip tại Viện tim mạch quốc gia Việt Nam, nhằm cung cấp một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân này. Tuổi trung bình của các bệnh nhân nghiên cứu là 68,0 ± 7,4. Tất cả bệnh nhân nghiên cứu đều có triệu chứng khó thở từ NYHA II trở lên tại thời điểm nhập viện. Đa số các bệnh nhân có nhiều bệnh lý đi kèm, bao gồm gồm tăng huyết áp (40,0%), bệnh động mạch vành hoặc tiền sử PCI (26,7%), rung nhĩ (26,7%) và bệnh thận mạn tính (20,0%). Tất cả các bệnh nhân nghiên cứu đều có tình trạng hở van hai lá mức độ nặng (độ 4+) trên siêu âm, tuy nhiên, chức năng tâm thu thất trái còn bảo tồn (LVEF trung bình 60,0 ± 13,7%). Thoái hoá van là nguyên nhân chủ yếu hở van hai lá ở các bệnh nhân nghiên cứu (chiếm 80%). Phần lớn bệnh nhân có nguy cơ phẫu thuật trung bình theo phân loại STS (điểm nguy cơ STS trung bình là 3,56 ± 3,9%). Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về đặc điểm của các bệnh nhân hở van hai lá được can thiệp qua da bằng kỹ thuật Mitraclip.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Karagodin I, Singh A, Lang RM. Pathoanatomy of Mitral Regurgitation. Struct Heart. 2020; 4(4): 254-263. doi:10.1080/24748706.2020.1765055.
2. Carpentier AMD, Adams DH, Filsoufi F, Williams M. Carpentier’s reconstructive valve surgery: from valve analysis to valve reconstruction. Saunders/Elsevier; 2010.
3. Accola KD. Commentary: Functional or secondary mitral valve regurgitation: Pathoanatomy versus etiology... changing paradigms and treatment strategies. J Thorac Cardiovasc Surg. Jul 2019; 158(1): 82-83. doi:10.1016/j.jtcvs.2019.03.026.
4. Asgar AW, Mack MJ, Stone GW. Secondary mitral regurgitation in heart failure: pathophysiology, prognosis, and therapeutic considerations. J Am Coll Cardiol. Mar 31 2015; 65(12): 1231-1248. doi:10.1016/j.jacc.2015.02.009.
5. De Backer O, Wong I, Taramasso M, Maisano F, Franzen O, Sondergaard L. Transcatheter mitral valve repair: an overview of current and future devices. Open Heart. Apr 2021; 8(1)doi: 10.1136/openhrt-2020-001564.
6. Silva I, Turgeon PY, Paradis JM, et al. Percutaneous Transcatheter Edge-to-Edge Mitral Valve Repair With MitraClip System in the Era of G4. Struct Heart. Mar 2023; 7(2): 100114. doi:10.1016/j.shj.2022.100114.
7. Bushari LI, Reeder GS, Eleid MF, et al. Percutaneous Transcatheter Edge-to-Edge MitraClip Technique: A Practical “Step-by-Step” 3-Dimensional Transesophageal Echocardiography Guide. Mayo Clin Proc. Jan 2019; 94(1): 89-102. doi:10.1016/j.mayocp.2018.10.007.
8. Oliveri F, Al Amri I, Cabezas JM, et al. Mitral valve transcatheter edge-to-edge repair with PASCAL vs MitraClip: A systematic review and meta-analysis. J Invasive Cardiol. Nov 2023; 35(11)doi: 10.25270/jic/23.00218.
9. Matsumoto T, Kubo S, Izumo M, Mizuno S, Shirai S, MitraClip Japan PMSI. MitraClip Treatment of Moderate-to-Severe and Severe Mitral Regurgitation in High Surgical Risk Patients- Real-World 1-Year Outcomes From Japan. Circ J. Oct 29 2021; doi:10.1253/circj.CJ-21-0309.
10. Feldman T, Kar S, Elmariah S, et al. Randomized Comparison of Percutaneous Repair and Surgery for Mitral Regurgitation: 5-Year Results of EVEREST II. J Am Coll Cardiol. Dec 29 2015; 66(25): 2844-2854. doi:10.1016/j.jacc.2015.10.018.
11. Mauri L, Garg P, Massaro JM, et al. The EVEREST II Trial: design and rationale for a randomized study of the evalve mitraclip system compared with mitral valve surgery for mitral regurgitation. Am Heart J. Jul 2010; 160(1): 23-9. doi:10.1016/j.ahj.2010.04.009.
12. Yeo KK, Yap J, Yamen E, et al. Percutaneous mitral valve repair with the MitraClip: early results from the MitraClip Asia-Pacific Registry (MARS). EuroIntervention. Sep 2014; 10(5): 620-5. doi:10.4244/EIJV10I5A107.
13. Stone GW, Lindenfeld J, Abraham WT, et al. Transcatheter Mitral-Valve Repair in Patients with Heart Failure. N Engl J Med. Dec 13 2018; 379(24): 2307-2318. doi:10.1056/NEJMoa1806640.
14. Okuno T, Izumo M, Shiokawa N, et al. Impact of the MitraClip G4 System on Routine Practice and Outcomes in Patients With Secondary Mitral Regurgitation. Circ J. Mar 25 2024; 88(4): 531-538. doi:10.1253/circj.CJ-23-0503.
15. Obadia JF, Messika-Zeitoun D, Leurent G, et al. Percutaneous Repair or Medical Treatment for Secondary Mitral Regurgitation. N Engl J Med. Dec 13 2018; 379(24): 2297-2306. doi:10.1056/NEJMoa1805374.
16. Nishimura RA, Bonow RO. Percutaneous Repair of Secondary Mitral Regurgitation - A Tale of Two Trials. N Engl J Med. Dec 13 2018; 379(24): 2374-2376. doi:10.1056/NEJMe1812279.