29. Độc tính của nano AgNPs sinh học đến quá trình phát triển trên mô hình ruồi giấm

Nguyễn Trọng Tuệ, Nguyễn Thu Thúy, Phạm Quốc Tuấn , Trần Quốc Đạt, Lê Thị Tâm, Lê Anh Tuấn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Các hạt nano bạc (AgNPs) là một trong những vật liệu nano đang được sử dụng phổ biến nhất nhờ đặc tính lý hóa độc đáo, khả năng kháng khuẩn cùng với việc dễ chế tạo, giá thành rẻ. Việc nghiên cứu ảnh hưởng của AgNPs đến các sinh vật và con người là vô cùng cần thiết. Do đó, chúng tôi tiến hành đánh giá mức độ ảnh hưởng của AgNPs sinh học đến quá trình phát triển của ruồi giấm. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự hấp thu và tích lũy AgNPs trong tế bào ấu trùng ruồi giấm tiếp xúc với AgNPs. Nồng độ AgNPs 250 mg/L gây đứt gãy DNA của tế bào máu ấu trùng ruồi giấm. Đồng thời, AgNPs ở nồng độ 150 mg/L và 250 mg/L đã làm giảm tỉ lệ trứng nở ra thành ấu trùng và tỉ lệ ấu trùng thoát kén thành ruồi trưởng thành. Từ các kết quả cho thấy: AgNPs ảnh hưởng tiêu cực đến các giai đoạn phát triển của ruồi giấm và gây đứt gãy DNA của các tế bào máu trong dịch haemolymph. Đây cũng là một mô hình đầy hứa hẹn để nghiên cứu độc tính của các hoạt chất sinh học ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. McGillicuddy E, Murray I, Kavanagh S, et al. Silver nanoparticles in the environment: Sources, detection and ecotoxicology. Sci Total Environ. 2017;575:231-246.
2. Ferdous Z, Nemmar A. Health Impact of Silver Nanoparticles: A Review of the Biodistribution and Toxicity Following Various Routes of Exposure. Int J Mol Sci. 2020;21(7):2375.
3. Ahamed M, Alsalhi MS, Siddiqui MKJ. Silver nanoparticle applications and human health. Clin Chim Acta. 2010;411(23-24):1841-1848.
4. Ong C, Yung LYL, Cai Y, et al. Drosophila melanogaster as a model organism to study nanotoxicity. Nanotoxicology. 2015;9(3):396-403.
5. Benford DJ, Hanley AB, Bottrill K, et al. Biomarkers as Predictive Tools in Toxicity Testing: The Report and Recommendations of ECVAM Workshop 401,2. Altern Lab Anim. 2000;28(1):119-131.
6. Trang NLN, Hoang VT, Dinh NX, et al. Novel Eco-Friendly Synthesis of Biosilver Nanoparticles as a Colorimetric Probe for Highly Selective Detection of Fe (III) Ions in Aqueous Solution. Journal of Nanomaterials. 2021;2021:e5527519.
7. Alaraby M, Demir E, Domenech J, et al. In vivo evaluation of the toxic and genotoxic effects of exposure to cobalt nanoparticles using Drosophila melanogaster. Environ Sci: Nano. 2020;7(2):610-622.
8. Raj A, Shah P, Agrawal N. Dose-dependent effect of silver nanoparticles (AgNPs) on fertility and survival of Drosophila: An in-vivo study. PLOS ONE. 2017;12(5):e0178051.
9. Li X, Rommelaere S, Kondo S, et al. Renal Purge of Hemolymphatic Lipids Prevents the Accumulation of ROS-Induced Inflammatory Oxidized Lipids and Protects Drosophila from Tissue Damage. Immunity. 2020;52(2):374-387.e6.
10. Fernández-Moreno MA, Farr CL, Kaguni LS, et al. Drosophila melanogaster as a Model System to Study Mitochondrial Biology. Methods Mol Biol. 2007;372:33-49.