25. Kết quả điều trị bệnh lý túi thừa đại tràng có biến chứng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Trần Ngọc Dũng, Nguyễn Xuân Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Điều trị bệnh lý túi thừa đại tràng (TTĐT) có biến chứng bao gồm điều trị nội khoa, dẫn lưu ổ áp xe hoặc phẫu thuật. Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm bệnh học và kết quả điều trị bệnh lý túi thừa đại tràng có biến chứng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 1/2020 đến 12/2023. Cỡ mẫu bao gồm 196 bệnh nhân, tuổi trung bình là 48,1 ± 14,7 tuổi; 139 bệnh nhân nam (70,9%). Triệu chứng hay gặp nhất là đau bụng (100%), đau âm ỉ liên tục và tương ứng với vị trí túi thừa, thời gian đau bụng trung bình trước khi vào viện là 2,84 ± 1,47 ngày, dấu hiệu cảm ứng phúc mạc và sốt (≥ 37,5oC) không thường gặp. Siêu âm có độ nhạy 49,2%, phân độ giai đoạn trên cắt lớp vi tính theo WSES (World Society of Emergency Surgery) 2020 có 49,0% độ 0; 33,5% độ 1a; 7,2% độ 1b; 6,7% độ 2a; 1,0% độ 2b; 0,5% độ 3 và 2,1% độ 4. Có 188 bệnh nhân (95,9%) điều trị bảo tồn, bao gồm 182 bệnh nhân (96,8%) điều trị kháng sinh đơn thuần, 6 bệnh nhân (3,2%) phối hợp dẫn lưu áp xe qua da, 100% đạt kết quả điều trị tốt. 8 bệnh nhân (4,1%) được phẫu thuật, trong đó 75% mổ mở và 83,3% phẫu thuật Hartmann, kết quả điều trị tốt chiếm 75%.

Chi tiết bài viết

Author Biography

Trần Ngọc Dũng,

 

 

Tài liệu tham khảo

1. Sabiston D C, Townsend C M. Sabiston textbook of surgery: the biological basis of modern surgical practice. 2012;19:1309-1314.
2. Lê Huy Lưu. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của cắt túi thừa nội soi và điều trị bảo tồn trong viêm túi thừa đại tràng phải. Luận án Tiến sĩ Y học. Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh; 2019.
3. Phan Văn Sơn. Kết quả điều trị phẫu thuật viêm túi thừa đại tràng chậu hông. Luận văn Thạc sĩ Y học. Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh; 2017.
4. Dương Minh Tân. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật túi thừa đại tràng có biến chứng. Luận văn chuyên khoa II. Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh; 2020.
5. Stollman N, Smalley W, Hirano I. AGA Institute Clinical Guidelines Committee. American Gastroenterological Association Institute Guideline on the Management of Acute Diverticulitis. Gastroenterology. 2015;149(7):1944-1949.
6. Tochigi T, Kosugi C, Shuto K, et al. Management of complicated diverticulitis of the colon. Ann Gastroenterol Surg. 2018;2(1):22-27.
7. Sartelli M, Weber DG, Kluger Y, et al. 2020 update of the WSES guidelines for the management of acute colonic diverticulitis in the emergency setting. World J Emerg Surg. 2020;15(1):32.
8. Ambrosetti P. Acute diverticulitis of the left colon: value of the initial CT and timing of elective colectomy. J Gastrointest Surg. 2008;12(8):1318-1320.
9. Lee IK. Right colonic diverticulitis. J Korean Soc Coloproctol. 2010;26(4):241-245.
10. Murphy T, Hunt RH, Fried M, et al. Diverticular disease. WGO-OMGE global guidelines. Published online 2007:1-16.
11. Feuerstein JD, Falchuk KR. Diverticulosis and Diverticulitis. Mayo Clin Proc. 2016;91(8):1094-1104.
12. van de Wall BJM, Draaisma WA, van der Kaaij RT, et al. The value of inflammation markers and body temperature in acute diverticulitis. Colorectal Dis. 2013;15(5):621-626.
13. Hollerweger A, Rettenbacher T, Macheiner P, et al. Sigmoid diverticulitis: value of transrectal sonography in addition to transabdominal sonography. AJR Am J Roentgenol. 2000;175(4):1155-1160.
14. Abboud ME, Frasure SE, Stone MB. Ultrasound diagnosis of diverticulitis. World J Emerg Med. 2016;7(1):74-76.
15. Agarwal AK, Karanjawala BE, Maykel JA, et al. Routine colonic endoscopic evaluation following resolution of acute diverticulitis: is it necessary? World J Gastroenterol. 2014;20(35):12509-12516.
16. Jensen DM. Endoscopic Diagnosis and Treatment of Colonic Diverticular Bleeding. Gastrointest Endosc Clin N Am. 2024;34(2):345-361.
17. Hildebrand P, Kropp M, Stellmacher F, et al. Surgery for right-sided colonic diverticulitis: results of a 10-year-observation period. Langenbecks Arch Surg. 2007;392(2):143-147.
18. Lý Minh Tùng, Nguyễn Văn Hải. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh và kết quả phẫu thuật viêm túi thừa đại tràng. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2012;59-65.
19. Lips LMJ, Cremers PTJ, Pickhardt PJ, et al. Sigmoid cancer versus chronic diverticular disease: differentiating features at CT colonography. Radiology. 2015;275(1):127-135.
20. Abbas S. Resection and primary anastomosis in acute complicated diverticulitis, a systematic review of the literature. Int J Colorectal Dis. 2007;22(4):351-357.
21. Al-Khamis A, Abou Khalil J, Demian M, et al. Sigmoid Colectomy for Acute Diverticulitis in Immunosuppressed vs Immunocompetent Patients: Outcomes From the ACS-NSQIP Database. Dis Colon Rectum. 2016;59(2):101-109.
22. Bhakta A, Tafen M, Glotzer O, et al. Laparoscopic sigmoid colectomy for complicated diverticulitis is safe: review of 576 consecutive colectomies. Surg Endosc. 2016;30(4):1629-1634.
23. Hà Đình Thuỳ. Đánh giá kết quả điều trị viêm túi thừa đại tràng phải tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Luận văn chuyên khoa II. Đại học Y Hà Nội; 2018.