32. Nghiên cứu độc tính cấp và bán trường diễn của sản phẩm HemoShield trên động vật thực nghiệm

Nguyễn Thị Thanh Hương, Dương Thị Nhung, Nguyễn Tường Anh, Tô Thanh Thúy, Nguyễn Khánh Hòa

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu này đánh giá độc tính cấp và bán trường diễn của sản phẩm hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết HemoShield (HS) của công ty Dược Phẩm Vĩnh Phúc (VPO Pharco.) trên chuột nhắt trắng bằng phương pháp thử nghiệm độc tính rút gọn theo hướng dẫn của Bộ Y tế và OECD, độc tính bán trường diễn trên chuột cống trắng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Liều được dùng cho đánh giá độc tính cấp là 5,0 g/kg thể trọng; hai liều được dùng đánh giá độc tính bán trường diễn là 1120,56 mg/kg thể trọng/ngày và 3361,68 mg/kg thể trọng/ngày. Kết quả thử nghiệm độc tính cấp cho thấy liều 5,0 g/kg thể trọng không gây chết trên chuột nhắt. Kết quả đánh giá độc tính bán trường diễn không phát hiện tác dụng gây hại của sản phẩm HS ở liều cao tới 3361 mg/kg/ngày lên các chức năng tạo máu, miễn dịch, chức năng gan, thận của chuột cống. Về số lượng tiểu cầu, tuy không có sự khác biệt giữa lô dùng HS liều thấp (1120,56 mg/kg/ngày) và liều cao (3361,68 mg/kg/ngày) so với lô chứng ở các thời điểm nghiên cứu nhưng có sự giảm nhẹ số lượng tiểu cầu ở lô dùng HS liều cao sau 4 tuần uống so với trước khi uống. Các kết quả thu được cho thấy sản phẩm có thể tiếp tục được nghiên cứu để sử dụng trên người nhưng cần thận trọng khi sử dụng liều cao tương đương 3361,68 mg/kg/ngày trên chuột.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyen-Tien T, Do DC, Le XL, et al. Risk factors of dengue fever in an urban area in Vietnam: a case-control study. BMC Public Health. 2021/04/07 2021;21(1):664. doi:10.1186/s12889-021-10687-y
2. Islam MA, Hemo MK, Marzan AA, et al. A short communication of 2022 dengue outbreak in Bangladesh: a continuous public health threat. Annals of medicine and surgery (2012). Jun 2023;85(6):3213-3217. doi:10.1097/ms9.0000000000000623
3. Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học; 2004.
4. Thanabhorn S, Jaijoy K, Thamaree S, et al. Acute and subacute toxicity study of the ethanol extract from Lonicera japonica Thunb. Journal of ethnopharmacology. Oct 11 2006;107(3):370-3. doi:10.1016/j.jep.2006.03.023
5. Siharat C, Nirush L, Srisawat U, et al. Acute and subchronic toxicity study of the water extract from root of Imperata cylindrica (Linn.) Raeusch. in rats. Songklanakarin Journal of Science and Technology. 03/01 2007;29
6. Jung YK, Shin D. Imperata cylindrica: A Review of Phytochemistry, Pharmacology, and Industrial Applications. Molecules (Basel, Switzerland). Mar 7 2021;26(5)doi:10.3390/molecules26051454
7. Zhang RX, Li MX, Jia ZP. Rehmannia glutinosa: review of botany, chemistry and pharmacology. Journal of ethnopharmacology. May 8 2008;117(2):199-214. doi:10.1016/j.jep.2008.02.018
8. Shang X, Pan H, Li M, et al. Lonicera japonica Thunb.: ethnopharmacology, phytochemistry and pharmacology of an important traditional Chinese medicine. Journal of ethnopharmacology. Oct 31 2011;138(1):1-21. doi:10.1016/j.jep.2011.08.016
9. Bộ Y tế. Quyết định số 141/QĐ-K2ĐT ngày 27/10/2015 “Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu”.
10. OECD GUIDELINE FOR TESTING OF CHEMICALS NO. 423 Acute Oral Toxicity – Acute Toxic Class Method, adopted 17/12/2001
11. OECD GUIDELINES FOR THE TESTING OF CHEMICALS NO. 407 Repeated Dose 28-Day Oral Toxicity Study in Rodents, adopted 03/10/2008.
12. Mourão CF, Lowenstein A, Mello-Machado RC, et al. Standardization of Animal Models and Techniques for Platelet-Rich Fibrin Production: A Narrative Review and Guideline. Bioengineering. 2023;10(4):482.