Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến vấn đề bỏ bữa ăn sáng của sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội năm 2023

Trần Thị Quỳnh Diễn, Lê Xuân Hưng, Phan Thị Thu Hà, Trần Phương Huyền, Nguyễn Linh Chi, Nguyễn Thị Hồng, Mai Thị Hà, Nguyễn Hoàng Nam, Trần Xuân Ngọc, Trần Đức Phong

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bữa sáng đóng vai trò quan trọng nhưng lại là bữa ăn thường bị bỏ qua nhất là với đối tượng sinh viên. Hơn thế nữa, sinh viên Y là nhóm đối tượng bỏ bữa sáng khá cao và tỷ lệ ngày càng tăng lên. Nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng bỏ ăn sáng và phân tích một số yếu tố liên quan đến việc bỏ bữa sáng trên đối tượng sinh viên Y. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 384 sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội. Các biến số được phân tích gồm: tình trạng bỏ bữa sáng, mối liên quan giữa nhận thức, kinh tế, tình trạng giấc ngủ, kiểm soát cân nặng, học lâm sàng đến việc bỏ bữa sáng. Kết quả cho thấy có 69,53% sinh viên bỏ bữa sáng. Các nguyên nhân quan trọng dẫn đến bỏ bữa sáng của sinh viên như không có thời gian ăn sáng, không cảm thấy đói, không có thói quen ăn sáng… Tỷ lệ sinh viên ở trọ với bạn bè bỏ bữa sáng cao hơn so với sinh viên ở Ký túc xá. Tỷ lệ bỏ bữa sáng không quá khác biệt ở các nhóm giới tính, chỉ số BMI, nhận thức, kinh tế, tình trạng giấc ngủ và kiểm soát cân nặng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sun J, Yi H, Liu Z, et al. Factors associated with skipping breakfast among Inner Mongolia Medical students in China. BMC Public Health. 2013;13(1):42. doi:10.1186/1471-2458-13-42
2. Trần Thị Nhi, Vũ Thị Nhung. Kiến thức, thực hành dinh dưỡng của học sinh tại một số trường trung học cơ sở huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định năm 2017. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng. 2018;1(3).
3. Duy HB, Oanh TTK, Vinh PH, et al. Tình trạng bỏ bữa sáng của trẻ vị thành niên 12 - 15 tuổi một số trường trung học cơ sở tại Thanh Hóa. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023;525(2). doi:10.51298/vmj.v525i2.5237
4. Lê Nguyễn Bảo Khanh, Nguyễn Hồng Trường, Nguyễn Hữu Chính Khanh, et al. Tác động của bỏ bữa sáng lên tình trạng dinh dưỡng của trẻ mẫu giáo mầm non và tiểu học (2 - 11 tuổi). Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2016;12(1):39-46.
5. Gao CL, Zhao N, Shu P. Breakfast Consumption and Academic Achievement Among Chinese Adolescents: A Moderated Mediation Model. Front Psychol. 2021;12:700989. doi:10.3389/fpsyg.2021.700989
6. Lee HJ, Jang J, Lee SA, et al. Association between Breakfast Frequency and Atherosclerotic Cardiovascular Disease Risk: A Cross-Sectional Study of KNHANES Data, 2014 - 2016. Int J Environ Res Public Health. 2019;16(10):1853. doi:10.3390/ijerph16101853
7. Rong S, Snetselaar LG, Xu G, et al. Association of Skipping Breakfast With Cardiovascular and All-Cause Mortality. J Am Coll Cardiol. 2019;73(16):2025-2032. doi:10.1016/j.jacc.2019.01.065
8. Wicherski J, Schlesinger S, Fischer F. Association between Breakfast Skipping and Body Weight-A Systematic Review and Meta-Analysis of Observational Longitudinal Studies. Nutrients. 2021;13(1):272. doi:10.3390/nu13010272
9. Bi H, Gan Y, Yang C, et al. Breakfast skipping and the risk of type 2 diabetes: a meta-analysis of observational studies. Public Health Nutr. 2015;18(16):3013- 3019. doi:10.1017/S1368980015000257
10. Mullan B, Wong C, Kothe E, et al. An examination of the demographic predictors of adolescent breakfast consumption, content, and context. BMC Public Health. 2014;14(1):264. doi:10.1186/1471-2458-14-264
11. Triệu Thị Đào, Vũ Văn Du, Đặng Đức Nhu. Một số yếu tố liên quan đến stress của sinh viên cuối năm thứ 3 sau khi đi lâm sàng tại bệnh viện ở Trường Đại học Y Hà Nội năm 2016. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108. 2018;13(1).
12. Ackuaku-Dogbe EM, Abaidoo B. Breakfast Eating Habits among Medical Students. Ghana Med J. 2014;48(2):66-70. doi:10.4314/gmj.v48i2.2
13. Moller H, Sincovich A, Gregory T, et al. Breakfast skipping and cognitive and emotional engagement at school: a cross-sectional population-level study. Public Health Nutr. 2022;25(12):3356-3365. doi:10.1017/S1368980021004870
14. Bede F, Cumber SN, Nkfusai CN, et al. Dietary habits and nutritional status of medical school students: the case of three state universities in Cameroon. Pan Afr Med J. 2020;35:15. doi:10.11604/pamj.2020.35.15.18818
15. Badrasawi M, Anabtawi O, Al-Zain Y. Breakfast characteristics, perception, and reasons of skipping among 8th and 9th-grade students at governmental schools, Jenin governance, West Bank. BMC Nutr. 2021;7(1):42. doi:10.1186/s40795-021-00451-1
16. Timlin MT, Pereira MA. Breakfast frequency and quality in the etiology of adult obesity and chronic diseases. Nutr Rev. 2007;65(6 Pt 1):268-281. doi:10.1301/nr.2007.jun.268- 281