Tác dụng của bài thuốc “Kiện tỳ chỉ thống HV” trên mô hình viêm loét dạ dày – tá tràng bằng Cysteamin trên thực nghiệm

Phạm Thị Vân Anh1, Nguyễn Thanh Trung 2, Vũ Thị Phương Thảo 2, Phạm Quốc Bình2, Phạm Thủy Phương2, Mai Phương Thanh1, Đặng Thị Thu Hiên1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tác dụng dự phòng loét dạ dày – tá tràng của bài thuốc “Kiện tỳ chỉ thống HV” (KTHV) trên mô hình động vật thực nghiệm gây viêm loét dạ dày- tá tràng bằng cysteamin. Chuột cống trắng được chia thành 5 lô: lô 1 (chứng sinh học) và lô 2 (mô hình), lô 3 (ranitidin 50 mg/kg), lô 4 (KTHV liều 15g/kg) và lô 5 (KTHV liều 30 g/kg). Chuột ở các lô được uống nước cất, thuốc và mẫu thử liên tục trong thời gian 7 ngày. Vào ngày thứ 7, chuột được uống cysteamin liều 400 mg/kg. Đánh giá tỷ lệ chuột có viêm loét dạ dày-tá tràng, chỉ số loét trung bình, khả năng ức chế loét, hình ảnh đại thể và vi thể dạ dày - tá tràng khi kết thúc thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy cysteamin gây loét dạ dày tá tràng ở 100% chuột của lô mô hình. KTHV cả 2 mức liều làm giảm số chuột bị loét, số ổ loét trung bình và chỉ số loét. Mức độ tổn thương đại thể và vi thể dạ dày và tá tràng cải thiện hơn so với lô mô hình. KTHV liều 30 g/kg có tác dụng cải thiện tình trạng loét dạ dày tá tràng tốt hơn KTHV liều 15 g/kg. Như vậy, bài thuốc “Kiện tỳ chỉ thống HV” có tác dụng bảo vệ dạ dày tá tràng do cysteamin gây ra trên động vật thực nghiệm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Goodman&Gilman’s. The Pharmacological Basis of Therapeutics. 13th edition. Mc Graw Hill Education
2. Kuna L, Jakab J, Smolic R, Raguz-Lucic N, Vcev A, Smolic M. Peptic Ulcer Disease: A Brief Review of Conventional Therapy and Herbal Treatment Options. J Clin Med. 2019;8(2).
3. Effect of Citrus karna Peel Extract on Stress Induced Peptic Ulcer in Rat. Science Alert.
4. Bi W-P, Man H-B, Man M-Q. Efficacy and safety of herbal medicines in treating gastric ulcer: A review. World J Gastroenterol WJG. 2014;20(45):17020-17028.
5. Akinwumi IA, Sonibare MA. Use of medicinal plants for the treatment of gastric ulcer in some parts of Southwestern Nigeria. 2019;13(15):223-235.
6. Mitra P, Ghosh T, Mitra PK. Anti-peptic Ulcer Activity of TLC Separated Fractions of Root Extract of Astilbe rivularis in rats. Eur J Biotechnol Biosci. 2013;1(1):47-52.
7. Ghosh D, Mitra P, Ghosh T, Mitra PK. Anti peptic ulcer activity of the leaves of Amaranthus spinosus L. In rat . Mintage journal of Pharmaceutical & Medical Sciences.2013; 2(3)
8. Szelenyi I, Thiemer K. Distention ulcer as a model for testing of drugs for ulcerogenic side effects. Arch Toxicol. 1978;41(1):99-105.
9. Adinortey MB, Ansah C, Galyuon I, Nyarko A. In Vivo Models Used for Evaluation of Potential Antigastroduodenal Ulcer Agents. Ulcers. 2013;2013:e796405.
10. Szabo S. Duodenal ulcer disease. Animal model: cysteamine-induced acute and chronic duodenal ulcer in the rat. Am J Pathol. 1978;93(1):273-276.
11. Ishii Y, Fujii Y, Homma M. Gastric acid stimulating action of cysteamine in the rat. Eur J Pharmacol. 1976;36(2):331-336.
12. Lichtenberger LM, Szabo S, Reynolds ES. Gastric emptying in the rat is inhibited by the duodenal ulcerogens, cysteamine and propionitrile. Gastroenterology. 1977;73(5):1072-1076.
13. Babincová M, Schronerová K, Sourivong P. Antiulcer activity of water extract of Scoparia dulcis. Fitoterapia. 2008;79(7):587-588.
14. Tsai J-C, Peng W-H, Chiu T-H, Lai S-C, Lee C-Y. Anti-inflammatory effects of Scoparia dulcis L. and betulinic acid. Am J Chin Med. 2011;39(5):943-956.
15. Li J, Wang T, Zhu Z, Yang F, Cao L, Gao J. Structure Features and Anti-Gastric Ulcer Effects of Inulin-Type Fructan CP-A from the Roots of Codonopsis pilosula (Franch.) Nannf. Mol Basel Switz. 2017;22(12).
16. Zhu Z, Zhang M, Shen Y, Wang H. [Pharmacological effect of cortex Magnoliae officinalis on digestion system]. Zhongguo Zhong Yao Za Zhi Zhongguo Zhongyao Zazhi China J Chin Mater Medica. 1997;22(11):686-688, 704 inside back cover.