4. Đặc điểm hình thái vùng nối dạ dày thực quản trên đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao ở bệnh nhân có triệu chứng trào ngược
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Bất thường về hình thái và chức năng vùng nối dạ dày – thực quản (EGJ) là một yếu tố quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của trào ngược dạ dày thực quản (GERD) nhưng dữ liệu đánh giá về vai trò của yếu tố này tại Việt Nam còn hạn chế. Nghiên cứu hồi cứu cắt ngang thu thập được 856 bệnh nhân có điểm GerdQ ≥ 8 từ tháng 9/2020 đến tháng 3/2023 nhằm mô tả hình thái vùng nối dạ dày – thực quản trên đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao (HRM) và mối liên quan với đặc điểm lâm sàng, nội soi. Tuổi trung bình là 48,3 ± 13,8 và 35,8% là nam giới. Các triệu chứng lâm sàng chiếm tỉ lệ cao nhất ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu là cảm giác trào ngược (81,9%), ợ hơi (70,1%) và nóng rát sau xương ức (50,1%). Thoát vị hoành trên nội soi chỉ chiếm 4,3%. Trên HRM, 86,4% bệnh nhân có EGJ type I (n=740). Tỉ lệ thoát vị hoành trên HRM (EGJ type III) thấp, chỉ 2,7%. Nhóm bệnh nhân thoát vị hoành trên HRM có tuổi trung bình cao hơn và tỉ lệ nam giới thấp hơn đáng kể. Trung vị áp lực khi nghỉ của cơ thắt thực quản dưới, áp lực khi nghỉ của EGJ trong 4 giây (IRP4s) ở nhóm EGJ type III thấp hơn so với hai nhóm còn lại, nhưng số liệu này không có ý nghĩa thống kê.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Vùng nối dạ dày – thực quản (EGJ), thoát vị hoành, áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao (HRM)
Tài liệu tham khảo
2. De Giorgi F, Palmiero M, Esposito I, Mosca F, Cuomo R. Pathophysiology of gastro-oesophageal reflux disease. Acta Otorhinolaryngol Ital. 2006; 26(5): 241-246.
3. Gyawali CP, Yadlapati R, Fass R, et al. Updates to the modern diagnosis of GERD: Lyon consensus 2.0. Gut. 2024; 73(2): 361-371.
4. Kahrilas PJ, Bredenoord AJ, Fox M, et al. The Chicago Classification of esophageal motility disorders, v3.0. Neurogastroenterol Motil. 2015; 27(2): 160-174.
5. Ham H, Cho YK, Lee HH, et al. Esophagogastric junction contractile integral and morphology: Two high-resolution manometry metrics of the anti-reflux barrier. J Gastroenterol Hepatol. 2017; 32(8): 1443-1449.
6. Đặng Thị Lõn, Nguyễn Thuỳ Linh, Đào Việt Hằng, Đào Văn Long. Hình thái vùng nối dạ dày - thực quản và áp lực cơ thắt thực quản dưới bằng kỹ thuật HRM ở bệnh nhân có thoát vị hoành trượt trên nội soi. Tạp chí Y dược Lâm sàng 108. 2020; Tập 15:25-30.
7. Kusano M, Shimoyama Y, Sugimoto S, et al. Development and evaluation of FSSG: frequency scale for the symptoms of GERD. J Gastroenterol. 2004; 39(9): 888-891.
8. Jones R, Junghard O, Dent J, et al. Development of the GerdQ, a tool for the diagnosis and management of gastro-oesophageal reflux disease in primary care. Aliment Pharmacol Ther. 2009; 30(10): 1030-1038.
9. Sami S, Ragunath K. The Los Angeles Classification of Gastroesophageal Reflux Disease. Video Journal and Encyclopedia of GI Endoscopy. 2013; 1: 103-104.
10. Redd M, Faisal MF, Gutta A, Chhabra R. Impact of Age on the Prevalence of Hiatal Hernia: 2484. American Journal of Gastroenterology. 2015; 110:S1028.
11. Li L, Gao H, Zhang C, et al. Diagnostic value of X-ray, endoscopy, and high-resolution manometry for hiatal hernia: A systematic review and meta-analysis. J Gastroenterol Hepatol. 2020; 35(1): 13-18.
12. Roman S, Kahrilas PJ, Kia L, Luger D, Soper N, Pandolfino JE. Effects of large hiatal hernias on esophageal peristalsis. Arch Surg. 2012; 147(4): 352-357.
13. Voulgaris T, Hoshino S, Yazaki E. Is there a direct relationship between hiatal hernia size, esophageal body hypomotility and symptomatic perception of gastroesophageal reflux episodes? Ann Gastroenterol. 2023; 36(6): 599-604.
14. Gordon C, Kang JY, Neild PJ, Maxwell JD. The role of the hiatus hernia in gastro-oesophageal reflux disease. Aliment Pharmacol Ther. 2004; 20(7): 719-732.
15. Ribolsi M, Savarino E, Rogers B, et al. High-resolution Manometry Determinants of Refractoriness of Reflux Symptoms to Proton Pump Inhibitor Therapy. Journal of neurogastroenterology and motility. 2020; 26(4): 447-454.