Đặc điểm khẩu phần ăn của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2020-2021

Nguyễn Thanh Hà, Phạm Thị Mai Ngọc, Chu Hải Đăng, Đỗ Mạnh Cầm, Vũ Văn Thành1, Đỗ Nam Khánh
1 Bệnh viện Phổi trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là trở thành một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn trên toàn thế giới do tỷ lệ mắc bệnh cao và tỷ lệ tử vong. Bệnh nhân COPD có thể bị giảm cân không mong muốn, giảm khẩu phần ăn dẫn đến suy dinh dưỡng nặng, suy kiệt, ảnh hưởng đến kết quả điều trị và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Một chế độ ăn uống cân bằng có lợi cho tất cả bệnh nhân COPD. Nghiên cứu đánh giá khẩu phần ăn của bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa Bệnh phổi mạn tính Bệnh viện Phổi Trung ương từ tháng 12/2020 đến tháng 5/2021. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 106 người bệnh được thu thập bằng cách chọn mẫu thuận tiện. Kết quả cho thấy, năng lượng khẩu phần trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là 1336,3 ± 477,5 Kcal, tương đương 29,2 kcal/kg thể trọng mỗi ngày. Lượng glucid, protein, lipid trung bình lần lượt là 190,7 ± 66,7g, 56,8 ± 22,5g, 38,2 ± 28,9g đạt lần lượt 100%, 71,9% và 72,1% so với (nhu cầu khuyến nghị) NCKN trung bình. Phần lớn người bệnh có khẩu phần ăn không đáp ứng NCKN về hàm lượng đa chất và vi chất dinh dưỡng. Đa số người bệnh có thói quen ăn nhiều hơn 3 bữa một ngày (83,96%); 44,34% người bệnh có chế độ ăn ít hơn so với mọi khi, chỉ có 14,15% người bệnh ăn đang trong chế độ ăn kiêng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chronic obstructive pulmonary disease (COPD). Accessed April 30, 2021. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/chronic-obstructive-pulmonary-disease-(copd)
2. Xuan LTT, Van Minh H, Giang KB, et al. Prevalence of waterpipe tobacco smoking among population aged 15 years or older, Vietnam, 2010. Prev Chronic Dis. 2013; 10: E57. doi:10.5888/pcd10.120100
3. Vogelmeier CF, Criner GJ, Martinez FJ, et al. Global Strategy for the Diagnosis, Management, and Prevention of Chronic Obstructive Lung Disease 2017 Report. GOLD Executive Summary. Am J Respir Crit Care Med. 2017; 195(5): 557-582. doi:10.1164/rccm.201701-0218PP
4. Trường Đại học Y Hà Nội. Nội Khoa Cơ Sở Tập 1. Nhà xuất bản Y học; 2017.
5. User S. Hướng dẫn thực hành: Chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Hội Hô Hấp TP.HCM. Accessed November 3, 2020. http://www.hoihohaptphcm.org/index.php/chuyende/copd/238-huong-dan-thuc-hanh-chan-doan-va-dieu-tri-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh
6. Schols AM, Ferreira IM, Franssen FM, et al. Nutritional assessment and therapy in COPD: a European Respiratory Society statement. Eur Respir J. 2014; 44(6): 1504-1520. doi:10.1183/09031936.00070914
7. Morrow M, Ngoc DH, Hoang TT, Trinh TH. Smoking and young women in Vietnam: the influence of normative gender roles. Soc Sci Med. 2002; 55(4): 681-690. doi:10.1016/S0277-9536(01)00310-0
8. Đỗ Thị Lương. Tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2015. Published online 2016.
9. Hoàng Thị Ngọc Anh. Tình trạng dinh dưỡng và thực hành nuôi dưỡng của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2018. Published online 2018.
10. Zhai T, Li S, Hu W, Li D, Leng S. Potential Micronutrients and Phytochemicals against the Pathogenesis of Chronic Obstructive Pulmonary Disease and Lung Cancer. Nutrients. 2018; 10(7). doi:10.3390/nu10070813
11. Tsiligianni IG, van der Molen T. A systematic review of the role of vitamin insufficiencies and supplementation in COPD. Respir Res. 2010;11:171. doi:10.1186/1465-9921-11-171
12. Nguyễn Trần Thị Linh. Tình trạng dinh dưỡng và thói quen ăn uống của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2017. Published online 2018.
13. Nguyen HT, Pavey TG, Collins PF, Nguyen NV, Pham TD, Gallegos D. Effectiveness of Tailored Dietary Counseling in Treating Malnourished Outpatients with Chronic Obstructive Pulmonary Disease: A Randomized Controlled Trial. J Acad Nutr Diet. 2020; 120(5): 778-791.e1. doi:10.1016/j.jand.2019.09.013