32. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể kém biệt hóa và không biệt hóa tại Bệnh viện K giai đoạn 2018 - 2023

Nguyễn Văn Đăng, Tiêu Văn Lực

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Ung thư tuyến giáp là bệnh lý ung thư phổ biến nhất của hệ nội tiết (chiếm 90%). Phần lớn (> 95%), ung thư tuyến giáp có nguồn gốc từ tế bào nang giáp, chỉ dưới 5% ung thư từ tế bào cận giáp. Ung thư tế bào nang giáp chia làm 3 thể chính: thể biệt hóa cao, thể kém biệt hóa và thể không biệt hóa, trong đó, ung thư tuyến giáp thể kém biệt hóa và không biệt hóa có những đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng riêng biệt. Nghiên cứu được tiến hành trên 16 bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể kém biệt hóa và không biệt hóa được điều trị tại Khoa Xạ đầu cổ - Bệnh viện K từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2023. Độ tuổi trung bình là 67,4 ± 11,2 tuổi. Lý do vào viện thường gặp là sờ thấy u vùng cổ (50%), hạch cổ (31,25%), nuốt vướng (12,5%). Đặc điểm u và hạch hay gặp trên lâm sàng là cứng chắc và di động hạn chế. Trên siêu âm, các đặc điểm của u hay gặp là: giảm âm (87,5%), vi vôi hóa (93,75%), ranh giới không rõ (93,75%). Tỷ lệ chẩn đoán hạch cổ bên trên siêu âm là 93,75%. Tỷ lệ chọc tế bào dương tính và nghi ngờ ung thư tuyến giáp thể kém biệt hóa là 100%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Davies L, Welch HG. Current thyroid cancer trends in the United States. JAMA Otolaryngol Head Neck Surg. 2014; 140(4): 317-322. doi:10.1001/jamaoto.2014.1.
2. Shaha AR. Implications of prognostic factors and risk groups in the management of differentiated thyroid cancer. Laryngoscope. 2004; 114(3): 393-402. doi:10.1097/00005537-200403000-00001.
3. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al. Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin. 2021; 71(3): 209-249. doi:10.3322/caac.21660.
4. DRL Heitz PU, The International Agency for Research on Cancer. WHO Classification of Tumours of Endocrine Organs. IARC Press; 2004.
5. Volante M, Collini P, Nikiforov YE, et al. Poorly differentiated thyroid carcinoma: the Turin proposal for the use of uniform diagnostic criteria and an algorithmic diagnostic approach. Am J Surg Pathol. 2007; 31(8): 1256-1264. doi:10.1097/PAS.0b013e3180309e6a.
6. Bongiovanni M, Fadda G, Faquin WC. Poorly Differentiated Thyroid Carcinoma. In: Ali SZ, Cibas ES, eds. The Bethesda System for Reporting Thyroid Cytopathology. Springer International Publishing; 2018: 177-188. doi:10.1007/978-3-319-60570-8_10.
7. Kebebew E, Greenspan FS, Clark OH, Woeber KA, McMillan A. Anaplastic thyroid carcinoma. Treatment outcome and prognostic factors. Cancer. 2005; 103(7): 1330-1335. doi:10.1002/cncr.20936.
8. Hundahl SA, Cady B, Cunningham MP, et al. Initial results from a prospective cohort study of 5583 cases of thyroid carcinoma treated in the United States during 1996. Cancer. 2000; 89(1): 202-217. doi:10.1002/1097-0142(20000701)89:1<202::AID-CNCR27>3.0.CO;2-A.
9. Ibrahimpasic T, Ghossein R, Carlson DL, et al. Outcomes in patients with poorly differentiated thyroid carcinoma. J Clin Endocrinol Metab. 2014; 99(4): 1245-1252. doi:10.1210/jc.2013-3842.
10. Lê Văn Quảng. Nhận xét đặc điểm lâm sàng và các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện K từ năm 1992-2000. Tạp chí Y học.:323-326.
11. Suh HJ, Moon HJ, Kwak JY, Choi JS, Kim EK. Anaplastic Thyroid Cancer: Ultrasonographic Findings and the Role of Ultrasonography-Guided Fine Needle Aspiration Biopsy. Yonsei Med J. 2013; 54(6): 1400-1406. doi:10.3349/ymj.2013.54.6.1400.
12. Ahmed S, Ghazarian MP, Cabanillas ME, et al. Imaging of Anaplastic Thyroid Carcinoma. American Journal of Neuroradiology. 2018; 39(3): 547-551. doi:10.3174/ajnr.A5487.