Tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu của cao chiết lá ổi trên thực nghiệm
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tác dụng hạ lipid máu của cao chiết lá ổi trên mô hình rối loạn lipid máu nội sinh và ngoại sinh. Trên mô hình gây rối loạn lipid máu theo cơ chế nội sinh, chuột nhắt trắng chủng Swiss được tiêm màng bụng poloxamer 407 liều duy nhất 200 mg/kg. Mô hình gây rối loạn lipid máu theo cơ chế ngoại sinh được tiến hành bằng cách cho chuột cống trắng chủng Wistar uống hỗn hợp dầu cholesterol trong 4 tuần liên tiếp. Tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu được đánh giá dựa trên sự thay đổi các chỉ số lipid trong huyết thanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cao chiết lá ổi liều 150 mg/kg và 300 mg/kg trên mô hình ngoại sinh có tác dụng làm giảm đáng kể nồng độ TC và LDL-C sau 4 tuần uống thuốc. Trên mô hình nội sinh, cao chiết lá ổi liều 300 mg/kg và 600 mg/kg có tác dụng làm giảm rõ rệt nồng độ TG, TC và non-HDL-C. Như vậy, cao chiết lá ổi có tác dụng hạ lipid máu trên động vật thực nghiệm thể hiện ở hiệu quả làm giảm nồng độ TC, TG, LDL-C và non-HDL-C.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
lá ổi, rối loạn lipid máu, poloxamer 407
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế. Hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị bệnh Nội tiết - chuyển hóa. Nhà xuất bản Y học. 2015:256- 263.
3. Berberich AJ, Hegele RA. A Modern Approach to Dyslipidemia. Endocrine reviews. 2022;43(4):611-653. doi:10.1210/endrev/bnab0 37
4. Đỗ Tất Lợi. Ổi (lá). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học; 2004:431-432.
5. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, và cs. Ổi. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật; 2006:500-504.
6. Phan Hồng Minh, Đỗ Thị Hồng Khánh, Lê Anh Tuấn, và cs. Tác dụng hạ glucose máu của cao chiết lá ổi trên chuột nhắt trắng bị đái tháo đường týp 2. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2024;176(3):153-162. doi:10.52852/tcncyh.v17 6i3.2305
7. Tella T, Masola B, Mukaratirwa S. Anti-diabetic potential of Psidium guajava leaf in streptozotocin induced diabetic rats. Phytomedicine Plus. 2022/05/01/ 2022;2(2):100254. doi: 10.1016/j.phyplu.2022. 100254
8. Gutiérrez RM, Mitchell S, Solis RV. Psidium guajava: a review of its traditional uses, phytochemistry and pharmacology. Journal of ethnopharmacology. 2008;117(1):1-27.
9. Abd El-Wahab HMF, Galal SM, Abd El-Razik FH, et al. Anti-hyperlipidemic and Anti-hypercholesterolemic effect of aqueous extract of guava (Pisidum guajava Linn.) leaves on rats. Journal of Scientific Research in Science. 2016;33(part1):565-584.
10. Deguchi Y, Miyazaki K. Anti-hyperglycemic and anti-hyperlipidemic effects of guava leaf extract. Nutrition & metabolism. Feb 2 2010;7:9. doi:10.1186/1743-7075-7-9
11. Olaniyan MF. Cholesterol lowering effect of guava leaves (Psidium guajava) extract on egg yolk induced hypercholesterolaemic rabbits. Journal of Biology. 2017;7(1):24-27.
12. Nassiri-Asl M, Zamansoltani F, Abbasi E, et al. Effects of Urtica dioica extract on lipid profile in hypercholesterolemic rats. Zhong Xi Yi Jie He Xue Bao. 2009;7(5):428-433.
13. Friedewald WT, Levy RI, Fredrickson DS. Estimation of the concentration of low-density lipoprotein cholesterol in plasma, without use of the preparative ultracentrifuge. Clinical chemistry. 1972;18(6):499-502.
14. Leon C, Wasan KM, Sachs-Barrable K, et al. Acute P-407 administration to mice causes hypercholesterolemia by inducing cholesterolgenesis and down-regulating low-density lipoprotein receptor expression. Pharm Res. 2006;23(7):1597-1607.
15. Karimi I. Animal Models as Tools for Translational Research: Focus on Atherosclerosis, Metabolic Syndrome and Type-II Diabetes Mellitus. InTech. 2012. Available at: http://dx.doi.org/10.5772/47769.
16. Vijayakumar K, Rengarajan RL, Radhakrishnan R, et al. Hypolipidemic Effect of Psidium guajava Leaf Extract Against Hepatotoxicity in Rats. Pharmacognosy magazine. 2018;14(53):4-8. doi:10.4103/pm.p m_167_17
17. Alam MA, Kauter K, Brown L. Naringin improves diet-induced cardiovascular dysfunction and obesity in high carbohydrate, high fat diet-fed rats. Nutrients. 2013;5(3):637-650. doi:10.3390/nu5030637
18. Mamun MAA, Faruk M, Rahman MM, et al. High carbohydrate high fat diet induced hepatic steatosis and dyslipidemia were ameliorated by Psidium guajava leaf powder supplementation in rats. Evidence-Based Complementary. 2019;2019(1):1897237. doi: 10.1155/2019/1897237.
19. Vinarova L, Vinarov Z, Atanasov V, et al. Lowering of cholesterol bioaccessibility and serum concentrations by saponins: in vitro and in vivo studies. Food Funct. 2015;6(2):501-512. doi:10.1039/c4fo00785a