Tỷ lệ tử vong và một số yếu tố liên quan đến thời gian tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả hồi cứu nhằm xác định tỷ lệ tử vong và yếu tố liên quan đến thời gian tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ 2017 - 2022. Sốc nhiễm khuẩn được chẩn đoán theo tiêu chuẩn Sepsis-3 và SSC năm 2016. Tử vong sớm là tử vong trong 3 ngày đầu sau nhập viện, tử vong muộn là sau 3 ngày. Kết quả: tỷ lệ tử vong sớm là 30,4%, tử vong muộn là 34,6%. Lúc nhập viện, so với nhóm tử vong muộn, nhóm tử vong sớm có số lượng tạng suy nhiều, điểm SOFA cao, nồng độ procalcitonin và lactat máu cao, tiểu cầu và albumin máu thấp, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Ở nhóm tử vong sớm, 54,4% bệnh nhân đạt MAP > 65mmHg, không bệnh nhân nào có nước tiểu ≥ 0,5 ml/kg/giờ trong 6h đầu can thiệp, thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm tử vong muộn. Tóm lại, lúc nhập viện, điểm SOFA, số lượng tạng suy, nồng độ procalcitonin, lactat máu, tiểu cầu, albumin máu là các yếu tố liên quan đến tử vong sớm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sốc nhiễm khuẩn, tử vong sớm, tử vong muộn, can thiệp 6 giờ
Tài liệu tham khảo
2. Andre Kalil, Kristina L Bailey. Septic Shock: Practice Essentials, Background, Pathophysiology. Published October 7, 2020. Accessed April 18, 2021. https://emedicine.medscape.com/article/168402-overview
3. Herrán-Monge R, Muriel-Bombín A, García-García MM, et al. Epidemiology and Changes in Mortality of Sepsis After the Implementation of Surviving Sepsis Campaign Guidelines. J Intensive Care Med. 2019;34(9):740-750. doi:10.1177/0885066617711882.
4. Michael Bauer, Herwig Gerlach, Tobias Vogelmann. Mortality in sepsis and septic shock in Europe, North America and Australia between 2009 and 2019 - results from a systematic review and meta-analysis. Critical Care. 2020;239(24).
5. Pène F, Percheron S, Lemiale V, et al. Temporal changes in management and outcome of septic shock in patients with malignancies in the intensive care unit. Crit Care Med. 2008;36(3):690-696. doi:10.1097/CCM.0B013E318165314B.
6. Timsit JF, Fosse JP, Troché G, et al. Accuracy of a composite score using daily SAPS II and LOD scores for predicting hospital mortality in ICU patients hospitalized for more than 72 h. Intensive Care Med. 2001;27(6):1012-1021. doi:10.1007/s001340100961
7. Larché J, Azoulay E, Fieux F, et al. Improved survival of critically ill cancer patients with septic shock. Intensive Care Med. 2003;29(10):1688-1695. doi:10.1007/s00134-003-1957-y.
8. Fabrice Daviaud, David Grimaldi, Agnès Dechartres, et al. Timing and causes of death in septic shock. Annals of Intensive Care. 2015; 5 (16). doi: 10.1186/s13613-015-0058-8.
9. Seymour CW, Liu VX, Iwashyna TJ, et al. Assessment of Clinical Criteria for Sepsis: For the Third International Consensus Definitions for Sepsis and Septic Shock (Sepsis-3). JAMA. 2016;315(8):762. doi:10.1001/jama.2016.0288.
10. Knaus WA. Criteria for multiple system organ failure. Medical criteria. https://www.medicalcriteria.com/Knaus
11. Brun-Buisson C, Meshaka P, Pinton P, et al. EPISEPSIS: a reappraisal of the epidemiology and outcome of severe sepsis in French intensive care units. Intensive Care Med. 2004;30(4):580-588. doi:10.1007/s00134-003-2121-4
12. Blanco J, Muriel-Bombín A, Sagredo V, et al. Incidence, organ dysfunction and mortality in severe sepsis: a Spanish multicentre study. Crit Care Lond Engl. 2008;12(6):R158. doi:10.1186/cc7157.
14. Trần Văn Quý. Nghiên cứu một số yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội; 2019.