Ảnh hưởng của nước Kiện Lực Hồng Mã ít đường lên huyết áp của chuột cống trắng tăng huyết áp
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng lên huyết áp của nước Kiện Lực Hồng Mã ít đường trên chuột cống trắng gây tăng huyết áp thực nghiệm. Các thành phần chính của Kiện Lực Hồng Mã là sucrose; hỗn hợp thảo dược gồm nhân sâm, đan sâm, câu kỷ tử, mạch môn, sơn tra, ngũ vị tử; inositol; taurin và vitamin B3, B6, B12. Chuột cống trắng chủng Wistar được gây tăng huyết áp bằng cách tiêm dưới da hydrocortison liều 25 mg/kg/ngày và uống NaCl 1% liều 10 mg/kg/ngày trong 28 ngày. Sau đó, chuột tăng huyết áp được uống Kiện Lực Hồng Mã liều 20,4 và 40,8 ml/kg/ngày hoặc hydroclorothiazid liều 25 mg/kg/ngày trong 7 ngày. Huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và nhịp tim của chuột ở các lô được đo bằng hệ thống đo huyết áp đuôi chuột không xâm lấn tại thời điểm sau một giờ uống KLHM lần đầu và sau 7 ngày uống Kiện Lực Hồng Mã. Tại thời điểm kết thúc nghiên cứu, cân nặng tim chuột được xác định. Kết quả nghiên cứu cho thấy Kiện Lực Hồng Mã cả 2 liều đều không ảnh hưởng đến huyết áp, nhịp tim và cân nặng tim của chuột cống trắng chủng Wistar gây tăng huyết áp bằng hydrocortison và NaCl
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nước Kiện Lực Hồng Mã ít đường, huyết áp, chuột cống trắng chủng Wistar
Tài liệu tham khảo
2. Reissig CJ, Strain EC, Griffiths RR. Caffeinated energy drinks - a growing problem. Drug and alcohol dependence. 2009;99(1-3):1-10.
3. Wassef B, Kohansieh M, Makaryus AN. Effects of energy drinks on the cardiovascular system. World journal of cardiology. 2017;9(11):796.
4. Grasser EK, Dulloo AG, Montani JP. Cardiovascular and cerebrovascular effects in response to red bull consumption combined with mental stress. The American journal of cardiology. 2015;115(2):183-189.
5. Suna S, Tamer CE, Özcan-Sinir G. Trends and possibilities of the usage of medicinal herbal extracts in beverage production. Natural beverages. 2019:361-398.
6. Tôn Tư Mạc (biên dịch Công Sĩ). Thiên Kim Yếu Phương. Nhà xuất bản Phương Đông. 2008
7. Leong XF, Ng CY, Jaarin K. Animal models in cardiovascular research: hypertension and atherosclerosis. BioMed research International. 2015;2015(1):528757.
8. Phạm Thị Bảo Anh, Vũ Thị Ngọc Thanh, Phạm Thị Vân Anh, và cs. Nghiên cứu tác dụng hạ huyết áp của Geraniin chiết xuất từ vỏ chôm chôm trên thực nghiệm. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2017;108(3):74-81.
9. Lawler JE, Barker GF, Hubbard JW, et al. Blood pressure and plasma renin activity responses to chronic stress in the borderline hypertensive rat. Physiology & behavior. 1984;32(1):101-105.
10. Parasuraman S, Raveendran R. Measurement of invasive blood pressure in rats. Journal of Pharmacology and pharmacotherapeutics. 2012;3(2):172-177.
11. Shah SA, Chu BW, Lacey CS, et al. Impact of acute energy drink consumption on blood pressure parameters: A meta-analysis. Annals of Pharmacotherapy. 2016;50(10):808-15.
12. Thi Thanh Loan N, Thi Van Anh P, Thi Xoan L. Standardised flavonoid extract from Diospyros kaki L.f leaves alleviates high blood pressure and ventricular hypertrophy on cortisone acetate-induced hypertensive rats. Vietnam Journal of Science, Technology and Engineering. 2023;65(3):80-84.
13. Lorenz JN. A practical guide to evaluating cardiovascular, renal, and pulmonary function in mice. American Journal of Physiology-Regulatory, Integrative and Comparative Physiology. 2002;282(6):R1565-R1582.
14. Knowlton AI, Loeb EN, Stoerk HC, et al. Induction of arterial hypertension in normal and adrenalectomized rats given cortisone acetate. The Journal of Experimental Medicine. 1952;96(3):187.
15. Komishon AM, Shishtar E, Ha V, et al. The effect of ginseng (genus Panax) on blood pressure: A systematic review and meta-analysis of randomized controlled clinical trials. Journal of Human Hypertension. 2016;30(10):619-626.
16. Aronow WS. Hypertension and left ventricular hypertrophy. Annals of translational medicine. 2017;5(15).