Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của nữ sinh viên tại hai trường đại học y ở Hà Nội năm 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 320 nữ sinh viên Y (155 sinh viên Cử nhân Dinh Dưỡng (CNDD) và 165 sinh viên Cử nhân khác (CN khác)) tại Hà Nội từ tháng 3 đến tháng 6/2024. Nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp chọn ngẫu nhiên các sinh viên đủ điều kiện tham gia, thực hiện cân đo nhân trắc và phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu tới khi đủ số lượng. Kết quả cho thấy: 25,3% nữ sinh viên suy dinh dưỡng (30,3% CNDD và 20,6% CN khác, p < 0,05) và 5,3% thừa cân béo phì (5,8% CNDD và 4,9% CN khác). Theo chỉ số chu vi vòng cánh tay (MUAC), CNDD có nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn CN khác (38,7% so với 22,4%, p < 0,05). Trong nhóm suy dinh dưỡng, sinh viên năm 4 và năm 2 có giá trị BMI trung bình cao hơn sinh viên năm nhất (Hệ số hồi quy (HSHQ) = 1,04 và 0,52; p < 0,05); Cùng nhóm BMI đó, những sinh viên chi tiêu > 3 triệu/ tháng cho ăn uống có giá trị BMI trung bình thấp hơn sinh viên chi < 1 triệu/ tháng 1,12 đơn vị (HSHQ = -1,12; p < 0,01). Ngoài ra, kết quả ở nhóm bình thường cho thấy các sinh viên đi làm thêm có chỉ số BMI trung bình cao hơn các sinh viên không làm thêm 0,51 đơn vị (HSHQ = 0,51; p < 0,05). Do vậy, tỷ lệ suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì ở các nhóm nữ sinh viên Y còn khá cao, cần sàng lọc và can thiệp sớm, chi tiêu hợp lí và cân bằng giữa việc làm thêm cùng công việc học tập, chăm sóc bản thân để cải thiện tốt chất lượng lao động tương lai.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tình trạng dinh dưỡng, Sinh viên, Nữ, Đại học Y Hà Nội, Đại học Y tế Công cộng
Tài liệu tham khảo
2. Huda N. Preliminary Survey on Nutritional Status among University Students at Malaysia. Pak J Nutr. 2010;9. doi:10.3923/pjn.2010.125.127
3. Nguyễn Thị Phương Lan, Hồ Mỹ Dung, Vũ Minh Phương, và cs. Khảo sát một số chỉ số hình thái và yếu tố liên quan ở sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2022. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023;532(2):217-222.
4. Vũ Thị Nhung. Tình trạng dinh dưỡng và một số chỉ số sinh học của sinh viên Đại học Chính quy năm thứ 2 trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022;516(1).
5. Hao M, Yang J, Xu S, et al. The relationship between body dissatisfaction, lifestyle, and nutritional status among university students in Southern China. BMC Psychiatry. 2023;23(1):705. doi:10.1186/s12888-023-0521 5-8
6. Küçük EE, Günay O. Health-related behaviors and nutritional status of adolescents who study asboarders and day-students. Turk J Med Sci. 2016;46(4):960-966. doi:10.3906/sag-1503-3
7. Miyamoto M, Hanatani Y, Shibuya K. Dietary intake and menstrual cycle changes in international level young athletes. J Sports Med Phys Fitness. 2021;61(6):851-856. doi:10.23736/S0022-4707.20.11392-6
8. Gretchen Spetz. Nutritional Considerations for a Healthy Menstrual Cycle. Foundation for Female Health Awareness. 2019. Accessed August 15, 2024. https://femalehealthawareness.org/site/wp-content/uploads/2019/02/Nutritional-Considerations-for-a-Healthy-Menstrual-Cycle_FFHA2019.pdf
9. Jackson AA, Robinson SM. Dietary guidelines for pregnancy: a review of current evidence. Public Health Nutr. 2001;4(2B):625-630. doi:10.1079/phn2001146
10. Yelland S, Steenson S, Creedon A, et al. The role of diet in managing menopausal symptoms: A narrative review. Nutr Bull. 2023;48(1):43-65. doi:10.1111/nbu.12607
11. Nguyễn Thị Pháp, Trần Thị Vân Khanh, Phạm Văn Phú. Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của sinh viên Y khoa năm thứ 4 và năm thứ 5 tại Đại học Tây Nguyên. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022;512(2).
12. Nguyễn Thị Phượng, Vũ Thị Lâm An. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng sinh viên nội trú Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển. 2019;18(1):127-135. doi:10.52997/jad.1 5.01.2019
13. Gao Z, Wu F, Lv G, et al. Development and Validity of a General Nutrition Knowledge Questionnaire (GNKQ) for Chinese Adults. Nutrients. 2021;13(12):4353. doi:10.3390/nu1 3124353
14. Bukenya R, Ahmed A, Andrade JM, et al. Validity and Reliability of General Nutrition Knowledge Questionnaire for Adults in Uganda. Nutrients. 2017;9(2):172. doi:10.3390/nu9020172
15. Thompson C, Vidgen HA, Gallegos D, et al. Validation of a revised General Nutrition Knowledge Questionnaire for Australia. Public Health Nutr. 2021;24(7):1608-1618. doi:10.1017/S1368980019005135
16. Weir CB, Jan A. BMI Classification Percentile And Cut Off Points. In: StatPearls. StatPearls Publishing; 2024. Accessed July 26, 2024. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK541070/
17. Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và theo dõi tăng trưởng. Accessed July 26, 2024. https://viendinhduong.vn/vi/pho-bien-kien-thuc-chuyen-mon/danh-gia-tinh-trang-dinh-duong-va-theo-doi-tang-truong.html
18. NHLBI Obesity Education Initiative Expert Panel on the Identification E, Evaluation, Treatment of Obesity in Adults (US). Instructions for Measuring Waist Circumference, According to NHANES III Protocol. September 1998. Accessed July 26, 2024. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK2004/
19. WHO. Waist circumference and Waist-Hip Ratio. Published December 8-11, 2008. Accessed July 26, 2024. https://iris.who.int/bitstream/handle/10665/44583/978924150149 1_eng.pdf
20. Bộ Y tế. Công bố kết quả Tổng điểu tra Dinh dưỡng năm 2019-2020. Published April 15, 2021. Accessed July 26, 2024. https://moh.gov.vn/tin-noi-bat/-/asset_publisher/3Yst7YhbkA5j/content/bo-y-te-cong-bo-ket-qua-tong-ieu-tra-dinh-duong-nam-2019-2020
21. Nguyễn Thị Hải Yến, Nguyễn Thu Thủy. Tình trạng dinh dưỡng của sinh viên Y khoa năm cuối tại trường Đại học Y dược Thái Nguyên và một số yếu tố liên quan. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên. 2023;228(05):122-128. doi:10.34238/tnu-jst.69 42
22. Hoàng Thị Linh Ngọc, Nguyễn Thị Thanh Hòa, Lê Thị Hương. Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của sinh viên Y1 Trường Đại học Y Hà Nội. Tạp chí nghiên cứu Y học. 2021;146(10):192-197.
23. Nguyễn Lê Quỳnh Như, Phạm Văn Phú. Tình trạng dinh dưỡng của sinh viên Y khoa năm thứ ba trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc thạch năm 2020. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2020;16(6):65-71.
24. Wilson H, Amirabdollahian F, Farhat G, et al. Association between mental health and nutritional status in university students aged 18 - 24 years. Proc Nutr Soc. 2020;79(OCE2):E594. doi:10.1017/S0029665120005431
25. Belogianni K, Ooms A, Lykou A, et al. Nutrition knowledge among university students in the UK: a cross-sectional study. Public Health Nutr. 2022;25(10):2834-2841. doi:10.1017/S13 68980021004754
26. Asmare B, Taddele M, Berihun S, et al. Nutritional status and correlation with academic performance among primary school children, northwest Ethiopia. BMC Res Notes. 2018;11(1):805. doi:10.1186/s13104-018-3909-1
27. Verulava T, Jorbenadze R. The impact of part-time employment on students’ health. Malta Med J. 2022;34(1):50-57.
28. Bagordo F, Grassi T, Serio F, et al. Dietary habits and health among university students living at or away from home in Southern Italy. J Food Nutr Res. 2013;52:164-171.
29. Trần Thái Phúc. Thực trạng dinh dưỡng của sinh viên điều dưỡng Trường Đại học Y Dược Thái Bình năm 2023. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng. 2024;7(03):78-85. doi:10.54436/jns.2024.03.802