Lối sống ảnh hưởng đến triệu chứng viêm loét dạ dày ở sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội năm 2023

Lê Thị Trà My, Phạm Thị Ngọc Trâm, Trần Thị Thanh Lam, Đặng Thị Ngọc Ánh, Phùng Văn Thái, Lê Xuân Hưng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện ở 388 sinh viên thuộc hệ chính quy bậc đại học tại Trường Đại học Y Hà Nội trong thời gian từ tháng 9/2023 - 12/2023 nhằm mô tả thực trạng và phân tích lối sống ảnh hưởng đến triệu chứng viêm loét dạ dày. Kết quả nghiên cứu chỉ ra số lượng sinh viên đã từng khám bệnh dạ dày trong vòng 3 tháng gần đây là 30,9% trong đó có 68,3% sinh viên bị viêm loét dạ dày. Về thực trạng, tỷ lệ thức khuya của sinh viên y rất cao (88,4%), áp lực việc học ở trường (73,1%), áp lực trong cuộc sống với tỷ lệ khá cao (55,7%), nhiều sinh viên có thói quen ăn uống thất thường (62,9%), khoảng hơn một nửa sinh viên trường có tập thể dục thường xuyên (51,5%) và rất ít sinh viên có sử dụng thuốc lá (2,6%). Điều đó dẫn đến các triệu chứng mà sinh viên hay gặp phải nhất trong 3 tháng gần đây là mệt mỏi (37,9%), đau bụng hoặc khó chịu vào ban đêm hay khi đói (34,8%), chướng bụng/đầy hơi (31,4%), ợ hơi/ợ chua (30,4%), bị trào ngược axit (27,3%), đau ở vùng thượng vị (20,1%). Nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên quan giữa yếu tố lối sống đến triệu chứng viêm loét dạ dày như thói quen ăn uống thất thường, áp lực trong cuộc sống, thói quen ăn đêm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kuna L, Jakab J, Smolic R, et al. Peptic Ulcer Disease: A Brief review of conventional therapy and herbal treatment options. Journal of Clinical Medicine. 2019;8(2):179. doi:10.3390/jcm8020179
2. Sung JJY, Kuipers EJ, El-Serag HB. Systematic review: the global incidence and prevalence of peptic ulcer disease. Alimentary Pharmacology & Therapeutics. 2009;29(9):938-946. doi:10.1111/j.1365-2036.2009.03960.x
3. Nguyễn Thúy Vân. Dân số trong độ tuổi thanh niên ở Việt Nam – Những vấn đề đặt ra. Tạp chí Quản lý nhà nước. 2020;299:126. https: //www.quanlynhanuoc.vn/2020/12/22/dan-so -trong-do-tuoi-thanh-nien-o-viet-nam-nhung-va n-de-dat-ra/. Published December 22, 2020. Accessed August 22, 2024.
4. Hà Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Văn Huy, và cs. Chất lượng cuộc sống của người bệnh loét dạ dày- tá tràng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2021. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2022;156(8):301-310. doi:10.52852/tcncyh.v156i8.1045
5. Phạm Văn Phú, Ngô Thanh Hằng. Diễn biến tình trạng dinh dưỡng của sinh viên năm thứ 2 Đại học Y Hà Nội giai đoạn 2010-2019. Tạp chí Y học cộng đồng. 2021;62(7). doi:10.52163/yhc.v62i7(2021).239
6. Nguyễn Thị Pháp, Trần Thị Vân Khanh, Phạm Văn Phú. Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của sinh viên Y khoa năm thứ 4 và thứ 5 tại Đại học Tây Nguyên. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022;512(2). doi:10.51298/vmj.v512i2.2271
7. Nguyễn Thị Pháp. Khẩu phần ăn và một số yếu tố liên quan của sinh viên Y khoa năm thứ 4 và thứ 5 tại Đại học Tây Nguyên. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022;512(2). doi:10.51298/vmj.v512i2.2283
8. Masaad AA, Yusuf AM, Shakir AZ, et al. Sleep quality and Dietary Inflammatory Index among university students: a cross-sectional study. Sleep and Breathing. 2020;25(4):2221-2229. doi:10.1007/s11325-020-02169-z
9. Ahmed M, Papadopoulos K. Gastrointestinal conditions among medical students a single center study. British Journal of Gastroenterology. 2020;2(3). doi:10.31488/bjg.1000117
10. Hoang Thi Thu Ha, Bengtsson C, Phung Dac Cam, et al. Seroprevalence of Helicobacter pylori Infection in Urban and Rural Vietnam. Clinical and Vaccine Immunology. 2005;12(1):81-85. doi:10.1128/cdli.12.1.81-85.2005
11. Niranjan A, Adhikari P, Mishra A, et al. Prevalence and Determinants of Gastro-Intestinal Disorder among Hostel Resident of a Medical College of Central India. IJHSR. 2016; 6(2):30-36.https://www.semanticscholar.org/pa per/Prevalence-and-Determinants-of-Gastro-I ntestinal-of-Niranjan-Adhikari/42ae4d6113a7d 97eb4fb2b0c8882bee24e4acfb3. Published January 23, 2016. Accessed August 22, 2024.
12. Dao Tran Tien, Vu Truong Khanh, Phi Thi Thuy Ngan, et al. Association of eating habits and clinical symptoms in atrophic gastritis patients. Ministry of Science and Technology Vietnam. 2021;63(7):11-16. doi:10.31276/vjst.63(7).11-16
13. Nimish B Vakil. Peptic ulcer disease: Clinical manifestations and diagnosis. MediLib. https://medilib.ir/uptodate/show/26. Accessed August 22, 2024.
14. Barkun A, Leontiadis G. Systematic Review of the Symptom Burden, Quality of Life Impairment and Costs Associated with Peptic Ulcer Disease. The American Journal of Medicine. 2010;123(4):358-366.e2. doi:10.1016/j.amjmed.2009.09.031
15. Lau JY, Sung J, Hill C, et al. Systematic Review of the epidemiology of Complicated peptic ulcer Disease: Incidence, recurrence, risk factors and mortality. Digestion. 2011;84(2):102-113. doi:10.1159/000323958
16. Lim SL, Canavarro C, Zaw MH, et al. Irregular Meal Timing Is Associated with Helicobacter pylori Infection and Gastritis. ISRN Nutrition. 2013;2013:1-7. doi:10.5402/2013/714970
17. Nguyen Thi Phuong Mai, Nguyen Thi Thanh Mai, Do Thi Minh Phuong. An association of psychosocial characteristics and severity of ulcers in adolescents with chronic peptic ulcer disease. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2023;166(5E12):36-43. doi:10.52852/tcncyh.v166i5e12.1124