38. Khảo sát thành phần hóa học và tác dụng kháng vi sinh vật In Vitro của tinh dầu toàn cây loài liên tiền thảo (Glechoma Hederacea l.)

Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Khắc Tiệp, Trần Thị Hằng An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá thành phần tinh dầu và tác dụng kháng vi sinh vật của toàn cây loài Liên tiền thảo. Dược liệu được chưng cất tinh dầu bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước, sau đó được nghiên cứu thành phần bằng GC-MS đã xác định được 59 thành phần chiếm 98,03% tổng hàm lượng tinh dầu, trong đó thành phần chính là p-sec-butylphenol (17,66%), 1,8-cineol (11,33%), germacren D (9,97%), β- caryophyllen (9,19%), γ-terpinen (7,12%). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tinh dầu Liên tiền thảo thể hiện tác dụng kháng vi sinh vật và diệt khuẩn trên S. aureus (cả MSSA và MRSA) và C. Albicans ở nồng độ MIC và MBC trong khoảng 1-8 µL/mL. Nhưng không thể hiện tác dụng trên E. coli và P. aeruginosa cho tới nồng độ 32 µL/mL. Tinh dầu toàn cây loài Liên tiền thảo có thể là nguồn cung cấp 1,8-cineol, germacren D và kháng khuẩn tự nhiên đầy hứa hẹn để phát triển các hợp chất có nguồn gốc tự nhiên mới.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Flora of china 11. 2008. Vol 17; 50, 118.
2. Đỗ Huy Bích và cộng sự. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam Tập 2. NXB Khoa học và kĩ thuật. 2006. 589-591.
3. Vũ Xuân Phương. Thực vật chí Việt Nam Tập 2. NXB Khoa học và kĩ thuật. 2000. 129-131.
4. Qiao Z., Koizumi Y., Zhang M., Natsui M., Flores M.J., Gao L., Yusa K., Koyota S., Sugiyama T. Anti-melanogenesis effect of Glechoma hederacea L. extract on B16 murine melanoma cells. Biosci Biotechnol Biochem. 2012; 76: 1877-1883.
5. Kumarasamy Y., Cox P.J., Jaspars M., Nahar L., Sarker S.D. Biological activity of Glechoma hederacea. Fitoterapia. 2002; 73: 721–723. 
6. Chou S.T., Ho B.Y., Tai Y.T., Huang C.J., Chao W.W. Bidirect effects from cisplatin combine with rosmarinic acid (RA) or hot water extracts of Glechoma hederacea (HWG) on renal cancer cells. Chin. Med. 2020; 15:77.
7. Inga Sile, Valerija Krizhanovska, Ilva Nakurte et al. Wild-Grown and Cultivated Glechoma hederacea L.: Chemical Composition and Potential for Cultivation in Organic Farming Conditions. Plants (Basel). 2022 Mar, 11(6); 819.
8. Linjie Feng, Fan Xu, Shu Qiu, Chengqi Sun, Pengxiang Lai Chemical Composition and Antibacterial, Antioxidant, and Cytotoxic Activities of Essential Oils from Leaves and Stems of Aeschynomene indica L. Molecules. 2024 Jul 28; 29(15):3552
9. Roxana Aurelia C Bălașoiu Jigău et al. Analysing the Antibacterial Synergistic Interactions of Romanian Lavender Essential Oils via Gas Chromatography-Mass Spectrometry: In Vitro and In Silico Approaches. Plants. 2024 Aug 1; 13(15): 2136.
10. Clinical and Laboratory Standards Institute (2018), M07: Methods for Dilution Antimicrobial Susceptibility tests for Bacteria that grow aerobically, 11th edition, 2018
11. Clinical and Laboratory Standards Institute (2017), M27-ED4:Reference Method for Broth Dilution Antifungal Susceptibility Testing of Yeasts, 4th Edition”, 2017Judzentiene A., Stoncius A., Budiene J. Chemical composition of the essential oils from Glechoma hederacea plants grown under controlled environmental conditions in Lithuania. J. Essent. Oil Res. 2015; 27: 454-458.
12. Mockute D., Bernotiene G., Judzentiene A. The Essential Oil of Ground Ivy (Glechoma hederacea L.) Growing Wild In Eastern Lithuania. J. Essent. Oil Res. 2007; 19: 449–451.
13. Cai ZM, Peng JQ, Chen Y, Tao L, Zhang YY, Fu LY, Long QD, Shen XC. 1,8-Cineole: a review of source, biological activities, and application. J Asian Nat Prod Res. 2021 Oct; 23(10): 938-954.
14. El Mokni R, Majdoub S, Chaieb I, Jlassi I, Joshi RK, Hammami S. Chromatographic analysis, antimicrobial and insecticidal activities of the essential oil of Phlomis floccosa D. Don. Biomed Chromatogr. 2019 Oct; 33(10): e4603.