Viêm tĩnh mạch tại vị trí lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại biên và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Lâm Thị Nhung, Trương Quang Trung, Lê Thị Cúc

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu tiến cứu được thực hiện nhằm (1) mô tả tỷ lệ viêm tĩnh mạch tại vị trí lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại biên và (2) phân tích một số yếu tố liên quan trên người bệnh nội trú tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. 900 người bệnh với 1519 kim luồn tĩnh mạch ngoại biên được theo dõi và đánh giá thông qua thang điểm Visual Infusion Phlebitis (VIP). Kết quả có 462 kim luồn tĩnh mạch ngoại biên xuất hiện viêm tĩnh mạch (30,4%), phổ biến nhất là viêm độ 1 (21,3%) và độ 2 (8,5%); số ít có viêm độ 3 (0,6%); không phát hiện viêm độ 4 hoặc độ 5. Tỷ suất viêm tĩnh mạch được xác định là 134/1000 ngày điều trị. Một số yếu tố liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ viêm tĩnh mạch gồm: tuổi cao ( ≥ 60), có bệnh lý nền mạn tính, thể trạng béo hoặc gầy, tiền sử uống rượu, kim luồn tĩnh mạch ngoại biên được đặt tại khoa cấp cứu, vị trí đặt ở cánh tay; bên cơ thể liệt, cỡ kim lớn (18G), sử dụng thiết bị kết nối. Nguy cơ tương đối phát sinh viêm tĩnh mạch khi kim luồn tĩnh mạch ngoại biên đặt tại cánh tay cao gấp 1,7 lần so với khuỷu tay.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Carr PJ, Higgins NS, Cooke ML, Mihala G, Rickard CM. Vascular access specialist teams for device insertion and prevention of failure. Cochrane Database Syst Rev. Mar 20 2018; 3: CD011429. doi:10.1002/14651858.CD011429.pub2
2. Zingg W, Pittet D. Peripheral venous catheters: an under-evaluated problem. International journal of antimicrobial agents. 2009; 34 Suppl 4: S38-42. doi:10.1016/s0924-8579(09)70565-5
3. Ray-Barruel G, Polit DF, Murfield JE, Rickard CM. Infusion phlebitis assessment measures: a systematic review. Journal of evaluation in clinical practice. Apr 2014; 20(2): 191-202. doi:10.1111/jep.12107
4. Thái Đức Thuận Phong, Nguyễn Văn Thà, Trần Huy Giang và cộng sự. Khảo sát tỉ lệ viêm tại chỗ do đặt Catheter tĩnh mạch ngoại biên tại khoa hồi sức cấp cứu BVTM An Giang 4-10/2011. 2011
5. Chu Văn Long, Hệ ĐV. Nghiên cứu nguy cơ viêm tĩnh mạch sau đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức. Khoa học Điều dưỡng. 2020
6. Đặng Duy Q. Đánh giá tình trạng viêm tại chỗ trên người bệnh có đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên tại Bệnh viện Trung ương Huế. Tạp chí Y học lâm sàng - Bệnh viện Trung ương Huế. 2020; doi:10.38103/jcmhch.2020.63.10
7. Phạm Văn Lình. Phương pháp nghiên cứu khoa học sức khỏe. Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh; 2008.
8. Tuấn NV. Y học thực chứng. Nhà xuất bản y học; 2008:20.
9. Gorski LA. The 2016 Infusion Therapy Standards of Practice. Home Healthcare Now. 2017; 35(1): 10-18. doi:10.1097/nhh.0000000000000481
10. Cicolini G, Manzoli L, Simonetti V, et al. Phlebitis risk varies by peripheral venous catheter site and increases after 96 hours: a large multi-centre prospective study. J Adv Nurs. Nov 2014; 70(11): 2539-49. doi:10.1111/jan.12403
11. Singh R, Bhandary S, Pun KD. Peripheral intravenous catheter related phlebitis and its contributing factors among adult population at KU Teaching Hospital. Kathmandu University medical journal (KUMJ). Oct-Dec 2008; 6(24):443-7. doi:10.3126/kumj.v6i4.1732
12. Maki DG, Ringer M. Risk factors for infusion-related phlebitis with small peripheral venous catheters. A randomized controlled trial. Annals of internal medicine. May 15 1991; 114(10): 845-54. doi:10.7326/0003-4819-114-10-845