19. Đặc điểm lâm sàng theo nguyên nhân của đau đầu cấp tính không do chấn thương ở trẻ từ 7 đến 15 tuổi

Lê Ngọc Duy, Tạ Thị Hiền, Nguyễn Thị Thu, Hoàng Thị Lan Phương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả hồi cứu 309 trẻ nhập Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2021 nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng theo một số nguyên nhân đau đầu cấp tính không do chấn thương ở nhóm trẻ từ 7 - 15 tuổi. Đau đầu cấp tính hay gặp ở trẻ trai, với tỷ lệ ở trẻ trai/gái là 1,5/1. Tuổi trung bình là 9,6 ± 2,1 tuổi. Nguyên nhân thường gặp nhất là các bệnh lý nhiễm trùng, trong đó viêm màng não chiếm tỷ lệ cao nhất (33,3%), viêm họng và sốt virus lần lượt là 21,4% và 12,3%. Các nguyên nhân khác có tỷ lệ thấp hơn: migraine (7,4%), viêm não (2,3%), u não (1,9%), tăng huyết áp (1,3%) và xuất huyết não (1%). Phần lớn các cơn đau đầu ở trẻ em tại khoa Cấp cứu và Chống độc là các cơn đau đầu lành tính thứ phát liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp trên, sốt virus, viêm xoang... Cần chú ý dấu hiệu cảnh báo tình trạng nặng là: co giật, tăng áp lực nội sọ và liệt nửa người.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lateef TM, Merikangas KR, He J, et al. Headache in a national sample of American children: prevalence and comorbidity. J Child Neurol. 2009; 24(5): 536-543. doi:10.1177/0883073808327831.
2. Ozge A, Termine C, Antonaci F, Natriashvili S, Guidetti V, Wöber-Bingöl C. Overview of diagnosis and management of paediatric headache. Part I: diagnosis. J Headache Pain. 2011; 12(1): 13-23. doi:10.1007/s10194-011-0297-5.
3. Antonaci F, Voiticovschi-Iosob C, Di Stefano AL, Galli F, Ozge A, Balottin U. The evolution of headache from childhood to adulthood: a review of the literature. J Headache Pain. 2014; 15(1): 15. doi:10.1186/1129-2377-15-15.
4. Straube A, Heinen F, Ebinger F, von Kries R. Headache in school children: prevalence and risk factors. Dtsch Arzteblatt Int. 2013; 110(48): 811-818. doi:10.3238/arztebl.2013.0811 .
5. Headache Classification Committee of the International Headache Society (IHS) The International Classification of Headache Disorders, 3rd edition. Cephalalgia. 2018; 38(1): 1-211.doi:10.1177/0333102417738202.
6. Rossi R, Versace A, Lauria B, et al. Headache in the pediatric emergency department: A 5-year retrospective study. Cephalalgia. 2018; 38(11): 1765-1772. doi:10.1177/0333102417748907.
7. Conicella E, Raucci U, Vanacore N, et al. The child with headache in a pediatric emergency department. Headache. 2008; 48(7): 1005-1011. doi:10.1111/j.1526-4610.2007.01052.x.
8. Massano D, Julliand S, Kanagarajah L, et al. Headache with focal neurologic signs in children at the emergency department. J Pediatr. 2014; 165(2): 376-382. doi:10.1016/j.jpeds.2014.04.053.
9. Pascual J, Berciano J. Clinical experience with headaches in preadolescent children. Headache. 1995; 35(9): 551-553. doi:10.1111/j.1526-4610.1995.hed3509551.x.
10. Hsiao HJ, Huang JL, Hsia SH, Lin JJ, Huang IA, Wu CT. Headache in the pediatric emergency service: a medical center experience. Pediatr Neonatol. 2014; 55(3): 208-212. doi:10.1016/j.pedneo.2013.09.008.
11. Fearon P, Hotopf M. Relation between headache in childhood and physical and psychiatric symptoms in adulthood: national birth cohort study. BMJ. 2001; 15:1145. doi: 10.1136/bmj.322.7295.1145.
12. Kang BS, Lee J, Choi JH, Kwon HH, Kang JW. Clinical manifestations of headache in children younger than 7 years. Korean J Pediatr. 2018; 61(11): 355-361. doi:10.3345/kjp.2018.06331.
13. Güngör A, Göktuğ A, Bodur İ, Öztürk B, Güneylioğlu MM, Yaradilmiş RM, Tekeli A, Karacan CD, Tuygun N. Retrospective Evaluation of Acute Headache in Pediatric Emergency Department: Etiologies, Red Flags, and Neuroimaging. Neurologist. 2022 May 1; 27(3): 95-99.
14. Scagni P., Pagliero R. Headache in an Italian pediatric emergency department. J. Headache Pain. 2008; 9: 83–87. doi: 10.1007/s10194-008-0014-1.