So sánh kết quả tạo phôi trong thụ tinh ống nghiệm giữa phác đồ kích thích buồng trứng có mồi Progestin và GNRH-Antagonist tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Đỗ Thị Thu Trang, Đỗ Tuấn Đạt, Lê Hoàng, Giáp Thị Mai Phương, Phí Thị Tú Anh, Lê Đức Thắng, Nguyễn Phúc Hiếu, Phạm Thị Anh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu hồi cứu 730 phụ nữ vô sinh thực hiện IVF, gồm hai nhóm: nhóm sử dụng PPOS với dydrogesterone (n = 365) và nhóm sử dụng GnRH-ant (n = 365), nhằm so sánh hiệu quả của hai phác đồ kích thích buồng trứng. Kết quả không có sự khác biệt đáng kể về các đặc điểm cơ bản (tuổi, BMI, AMH, AFC) giữa hai nhóm nghiên cứu. Số lượng phôi ngày 3 chất lượng tốt (4,85 ± 3,8 vs 4,89 ± 3,52), số lượng noãn, noãn trưởng thành (MII), phôi ngày 3 và phôi nang thu được là tương đương giữa hai nhóm PPOS và GnRH-ant. Tổng liều FSH không có sự khác biệt. Tuy nhiên, nồng độ estradiol vào ngày tiêm hCG ở nhóm PPOS cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm GnRH-ant. Không ghi nhận trường hợp OHSS từ mức độ trung bình đến nặng ở cả hai nhóm. Kết luận phác đồ PPOS sử dụng dydrogesterone mang lại kết quả tương đương với phác đồ GnRH-ant về số lượng và chất lượng noãn, phôi. PPOS là một phác đồ kích thích buồng trứng an toàn, thuận tiện và có thể là một lựa chọn thay thế hiệu quả cho GnRH-ant trong IVF.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. 1 in 6 people globally affected by infertility: WHO. Accessed August 4, 2024. https://www.who.int/news/item/04-04-2023-1-in-6-people-globally-affected-by-infertility.
2. The ESHRE Guideline Group on Ovarian Stimulation, Bosch E, Broer S, et al. ESHRE guideline: ovarian stimulation for IVF/ICSI†. Human Reproduction Open. 2020; 2020(2):hoaa009. doi:10.1093/hropen/hoaa009.
3. Al-Inany HG, Youssef MA, Ayeleke RO, Brown J, Lam WS, Broekmans FJ. Gonadotrophin-releasing hormone antagonists for assisted reproductive technology. Cochrane Database Syst Rev. 2016; 4(4): CD001750. doi:10.1002/14651858.CD001750.pub4.
4. Baum M, Machtinger R, Yerushalmi GM, et al. Recurrence of empty follicle syndrome with stimulated IVF cycles. Gynecol Endocrinol. 2012; 28(4):293-295. doi:10.3109/09513590.2011.631629.
5. Kuang Y, Chen Q, Fu Y, et al. Medroxyprogesterone acetate is an effective oral alternative for preventing premature luteinizing hormone surges in women undergoing controlled ovarian hyperstimulation for in vitro fertilization. Fertil Steril. 2015; 104(1): 62-70.e3. doi:10.1016/j.fertnstert.2015.03.022.
6. Progestins for pituitary suppression during ovarian stimulation for ART: a comprehensive and systematic review including meta-analyses | Human Reproduction Update | Oxford Academic. Accessed December 4, 2022. https://academic.oup.com/humupd/article/27/1/48/5917971?login=false.
7. Huang J, Xie Q, Lin J, et al. Progestin-Primed Ovarian Stimulation with Dydrogesterone versus Medroxyprogesterone Acetate in Women with Polycystic Ovarian Syndrome for in vitro Fertilization: A Retrospective Cohort Study. Drug Des Devel Ther. 2019; 13:4461-4470. doi:10.2147/DDDT.S230129.
8. Nayar KD, Gupta S, Sanan S, et al. Progesterone primed ovarian stimulation protocol (ppos) vs gnrh antagonist for patients of freeze all cycles: a prospective randomised controlled trial. Fertility and Sterility. 2022; 118(4):e317. doi:10.1016/j.fertnstert.2022.09.088.
9. Which set of embryo variables is most predictive for live birth? A prospective study in 6252 single embryo transfers to construct an embryo score for the ranking and selection of embryos | Human Reproduction | Oxford Academic. Accessed August 21, 2024. https://academic.oup.com/humrep/article/30/1/28/684528?login=false.
10. Chen ZQ, Ai A, Zhang Y, et al. A randomized controlled trial to compare the live birth rate of the first frozen embryo transfer following the progestin-primed ovarian stimulation protocol vs. the antagonist protocol in women with an anticipated high ovarian response. Fertility and Sterility. 2024; 121(6):937-945. doi:10.1016/j.fertnstert.2024.01.027.
11. Yu S, Long H, Chang HYN, et al. New application of dydrogesterone as a part of a progestin-primed ovarian stimulation protocol for IVF: a randomized controlled trial including 516 first IVF/ICSI cycles. Hum Reprod. 2018; 33(2):229-237. doi:10.1093/humrep/dex367.