Mối liên quan giữa tình trạng lệch lạc khớp cắn và vệ sinh răng miệng ở học sinh 15-16 tuổi tại trường Hermann Gmeiner, Hà Nội năm 2024

Lưu Văn Tường, Vũ Ngọc Mai, Trương Đình Khởi, Hà Ngọc Chiều, Dương Đức Long, Phùng Hữu Đại, Đinh Diệu Hồng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 119 trẻ em từ 15-16 tuổi tại trường THPT Hermann Gmeiner, Hà Nội để xác định mối liên quan giữa tỉ lệ sai lệch khớp cắn theo Angle và tình trạng vệ sinh răng miệng. Kết quả: Tỉ lệ vệ sinh răng miệng rất tốt và tốt giảm dần từ khớp cắn loại bình thường, loại I, II và III Angle, ngược lại, tỉ lệ trung bình và kém tăng dần từ khớp cắn loại bình thường, loại I, II và III Angle. Tương quan cắn hở và cắn ngược răng trước, tăng độ cắn chìa, cắn sâu, lệch đường giữa không có mối liên quan với tình trạng vệ sinh răng miệng với p > 0,05. Kết luận: Sai lệch khớp cắn theo phân loại của Angle có liên quan ở mức độ nhẹ đối với tình trạng vệ sinh răng miệng, trong đó, cắn chéo răng sau gây ra tình trạng vệ sinh răng miệng kém cao hơn 2,7 lần so với không có cắn chéo răng sau. Tuy nhiên, các yếu tố khớp cắn khác chưa phát hiện thấy có mối liên hệ với tình trạng vệ sinh răng miệng ở trẻ từ 15 - 16 tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê NAM, Trần TA, Nguyễn TTP, Nguyễn TH, Nguyễn ĐH, Phạm MT. Thực trạng lệch lạc khớp cắn của học sinh ở một số trường trung học cơ sở tại thành phố Thanh Hóa. VMJ. 2024; 533(1). doi:10.51298/vmj.v533i1.7754.
2. Hưng L, Oanh NT, Hạnh NT, et al. Thực trạng lệch lạc khớp cắn và nhu cầu điều trị chỉnh nha của học sinh 14 tuổi tại Trường trung học cơ sở Hoàng Long, Hà Nội năm học 2023. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2024; 176(3): 250-257. doi:10.52852/tcncyh.v176i3.2293.
3. Helm S, Petersen PE. Causal relation between malocclusion and periodontal health. Acta Odontologica Scandinavica. 1989; 47(4): 223-228. doi:10.3109/00016358909007705.
4. Davies TM, Orth D, Shaw WC, Orth D, Addy M, Dummer PMH. The relationship of anterior overjet to plaque and gingivitis in children. American Journal of Orthodontics and Dentofacial Orthopedics. 1988; 93(4): 303-309. doi:10.1016/0889-5406(88)90160-6.
5. Sardenberg F, Martins MT, Bendo CB, et al. Malocclusion and oral health-related quality of life in Brazilian school children. The Angle Orthodontist. 2013; 83(1): 83-89. doi:10.2319/010912-20.1.
6. Bhatia R, Winnier Jj, Mehta N. Impact of malocclusion on oral health-related quality of life in 10–14-year-old children of Mumbai, India. Contemp Clin Dent. 2016; 7(4): 445. doi:10.4103/0976-237X.194105.
7. Kolawole KA, Folayan MO. Association between malocclusion, caries and oral hygiene in children 6 to 12 years old resident in suburban Nigeria. BMC Oral Health. 2019; 19(1): 262. doi:10.1186/s12903-019-0959-2.
8. Linh Sun et al. Relationship between the severity of malocclusion and oral health related quality of life: a systemetic review and meta-analysis. Oral Health Prev Dent. 2017; 15(6): 503-517.
9. Sá‑Pinto AC, Rego TM, Marques LS, Martins CC, Ramos-Jorge ML, Ramos‑Jorge J. Correction to: Association between malocclusion and dental caries in adolescents:a systematic review and meta‑analysis. Eur Arch Paediatr Dent. 2021; 22(2): 309-309. doi:10.1007/s40368-020-00595-x.
10. Pereira D, Machado V, Botelho J, et al. Impact of Malocclusion, Tooth Loss and Oral Hygiene Habits on Quality of Life in Orthodontic Patients: A Cross-Sectional Study. IJERPH. 2021; 18(13): 7145. doi:10.3390/ijerph18137145.
11. Victorine EHW Brouns et al. Oral health-related quality of life before, during, and after orthodontic-orthognathic treatment: a systemetic review and meta-analysis. Clin Oral Invetig. 2022; 26(3): 2223-2235.