Đánh giá tình trạng giảm tiểu cầu ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Vũ Quốc Đạt, Lưu Quang Vũ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giảm tiểu cầu (< 150 G/L) là một biểu hiện cận lâm sàng thường gặp trên bệnh nhân cấp cứu nói chung và nhiễm khuẩn huyết nói riêng. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tỉ lệ mắc và các yếu tố liên quan đến tình trạng giảm tiểu cầu trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết trong vòng 24 giờ đầu nhập viện tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 01/2021 đến tháng 12/2023. Trong 231 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, tỉ lệ có giảm tiểu cầu trong 24 giờ đầu sau nhập viện là 34,2%, trong đó tỉ lệ số bệnh nhân giảm tiểu cầu mức độ nhẹ (100 - <150 G/L), trung bình (50 - <100 G/L), nặng (< 50 G/L) lần lượt là 15,2%, 11,7% và 7,4%. Nhập viện vào khoa cấp cứu có liên quan đến tình trạng giảm tiểu cầu (aOR = 1,89, 95%CI: 1,06 – 3,36). Giảm tiểu cầu là yếu tố nguy cơ độc lập với kết cục sốc nhiễm khuẩn và tử vong tại viện của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nhưng không làm tăng nguy cơ tử vong trong vòng 7 ngày (HR = 3,5; 95%CI: 0,9 – 13,6).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Venkata C, Kashyap R, Farmer JC, Afessa B. Thrombocytopenia in adult patients with sepsis: incidence, risk factors, and its association with clinical outcome. Journal of Intensive Care. 2013; 1(1): 9. doi:10.1186/2052-0492-1-9.
2. Tạ Thị Diệu Ngân, Đoàn Thị Hải Yến, Phạm Ngọc Thạch. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết ở các bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương từ 2016 – 2021. VJID. 2022; 1(37): 2-9. doi:10.59873/vjid.v1i37.60.
3. Tạ Thị Diệu Ngân, Nghiêm Văn Hùng. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do E.coli tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương giai đoạn 2015- 2020. VJID. 2022; 2(38): 39-45. doi:10.59873/vjid.v2i38.47.
4. Wang Y, Ouyang Y, Liu B, Ma X, Ding R. Platelet activation and antiplatelet therapy in sepsis: A narrative review. Thromb Res. 2018; 166: 28-36. doi:10.1016/j.thromres.2018.04.007.
5. Gonzalez DA, Kumar R, Asif S, et al. Sepsis and Thrombocytopenia: A Nowadays Problem. Cureus. 2022; 14. doi:10.7759/cureus.25421.
6. Alhurayri F, Porter E, Douglas-Louis R, Minejima E, Wardenburg JB, Wong-Beringer A. Increased Risk of Thrombocytopenia and Death in Patients with Bacteremia Caused by High Alpha Toxin-Producing Methicillin-Resistant Staphylococcus aureus. Toxins. 2021; 13(10): 726. doi:10.3390/toxins13100726.
7. Johansson D, Rasmussen M, Inghammar M. Thrombocytopenia in bacteraemia and association with bacterial species. Epidemiol Infect. 2018; 146(10): 1312-1317. doi:10.1017/S0950268818001206.
8. Gafter-Gvili A, Mansur N, Bivas A, et al. Thrombocytopenia in Staphylococcus aureus Bacteremia: Risk Factors and Prognostic Importance. Mayo Clinic Proceedings. 2011; 86(5): 389-396. doi:10.4065/mcp.2010.0705.
9. Vu Quoc Dat, Nguyen Thanh Long, Vu Ngoc Hieu, et al. Clinical characteristics, organ failure, inflammatory markers and prediction of mortality in patients with community acquired bloodstream infection. BMC Infectious Diseases. 2018; 18(1): 535. doi:10.1186/s12879-018-3448-3.
10. Claushuis TAM, van Vught LA, Scicluna BP, et al. Thrombocytopenia is associated with a dysregulated host response in critically ill sepsis patients. Blood. 2016; 127(24): 3062-3072. doi:10.1182/blood-2015-11-680744.
11. Lưu Thị Thanh Duyên, Bùi Văn Mạnh, Phạm Thái Dũng. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn gram âm tại Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp giai đoạn 2018 - 2020. VMJ. 2023; 528(2). doi:10.51298/vmj.v528i2.6136.