Đánh giá một số chỉ số chất lượng giai đoạn trước xét nghiệm tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Chỉ số chất lượng (QIs) giai đoạn trước xét nghiệm dựa trên tiêu chuẩn IFCC và WGLEPS công bố bao gồm 16 chỉ số (QIs). Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện dựa trên việc phân tích 16 chỉ số tại Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 7/2023 đến tháng 12/2023. Trong tổng số 299,720 mẫu xét nghiệm, có 631 mẫu mắc lỗi, chiếm tỷ lệ 0,21%. Lỗi phổ biến nhất là mẫu tán huyết (QI-10) với 403 mẫu, chiếm 0,13%. Các lỗi khác như mẫu không đủ thể tích (QI-12) và mẫu có tỷ lệ mẫu-chất chống đông không phù hợp (QI-13) đều chiếm 0,04%. Kết quả cho thấy tỷ lệ lỗi giai đoạn trước xét nghiệm tại bệnh viện này thấp hơn so với nhiều nghiên cứu của các tác giả khác. Nghiên cứu kết luận rằng việc kiểm soát lỗi giai đoạn trước xét nghiệm tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là khá hiệu quả, góp phần đảm bảo chất lượng xét nghiệm và độ tin cậy của kết quả chẩn đoán.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chỉ số chất lượng, giai đoạn trước xét nghiệm, đảm bảo chất lượng xét nghiệm
Tài liệu tham khảo
2. Pre and Post Examination Aspects - PMC. Accessed June 14, 2023. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6028786/
3. Simundic AM, Bölenius K, Cadamuro J, et al. Joint EFLM-COLABIOCLI Recommendation for venous blood sampling. Clin Chem Lab Med. 2018; 56 (12): 2015-2038.doi :10.1515/cclm-2018-0602.
4. Trần Hữu Tâm (2015), Những vấn đề cơ bản trong đảm bảo chất lượng xét nghiệm Y khoa, Nhà xuất bản Y học, TP Hồ Chí Minh.
5. Hammerling JA. A Review of Medical Errors in Laboratory Diagnostics and Where We Are Today. Laboratory Medicine. 2012; 43(2):41-44.doi: 10.1309/LM6ER9WJR1IHQAUY.
6. Sciacovelli L, Padoan A, Aita A, Basso D, Plebani M. Quality indicators in laboratory medicine: state-of-the-art, quality specifications and future strategies. Clin Chem Lab Med. 2023; 61(4): 688-695.doi: 10.1515/cclm-2022-1143.
7. Sciacovelli L, Plebani M. The IFCC Working Group on laboratory errors andpatient safety. Clin Chim Acta. 2009; 404 (1): 79-85.doi:10.1016/j.cca.2009.03.025.
8. Sciacovelli L, O’Kane M, Skaik YA, et al. Quality Indicators in Laboratory Medicine: from theory to practice: Preliminary data from the IFCC Working Group Project “Laboratory Errors and Patient Safety.” Clinical Chemistry and Laboratory Medicine. 2011; 49(5): 835-844. doi:10.1515/CCLM.2011.128.
9. Grecu DS, Vlad DC, Dumitrascu V. Quality Indicators in the Preanalytical Phase of Testing in a Stat Laboratory. Laboratory Medicine. 2014; 45 (1): 74-81.doi:10.1309/LM9ZY92YBZRFPFQY.
10. Mehndiratta M, Pasha EH, Chandra N, Almeida EA. Quality Indicators for Evaluating Errors in the Preanalytical Phase. J Lab Physicians. 2021; 13 (02): 169-174.doi: 10.1055/s-0041-1729473.
11. Calmarza P, Cordero J. Lipemia interferences in routine clinical biochemical tests. Biochem Med. Published online 2011: 160-166. doi:10.11613/bm.2011.025.