Báo cáo 5 trường hợp viêm não hệ viền do kháng thể kháng LGI1

Lê Văn Thuỷ, Phan Duy Phúc, Lê Thị Ngọc, Nguyễn Thị Hiền

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Chúng tôi mô tả 5 trường hợp lâm sàng viêm não hệ viền do kháng thể kháng LGI1 được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong 2 năm 2023 và 2024, gồm 4 nữ và 1 nam, trong độ tuổi từ 26 đến 75, nhập viện với các chẩn đoán ban đầu khác nhau như rối loạn tâm thần, co giật phân ly... Triệu chứng quan trọng để hướng tới chẩn đoán lâm sàng viêm não hệ viền trong các ca bệnh này là các cơn co giật cục bộ với tư thế loạn trương lực ở vùng tay - mặt kèm suy giảm nhận thức tiến triển nhanh. Tất cả các ca bệnh đều cho đáp ứng tốt với corticoid liều cao nhưng có thể tái phát khi giảm liều. Các thuốc ức chế miễn dịch hàng thứ hai như mycophenolat mofetyl và rituximab có hiệu quả trong điều trị dự phòng tái phát bệnh ở những trường hợp này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tüzün E, Dalmau J. Limbic encephalitis and variants: classification, diagnosis and treatment. The Neurologist. 2007;13(5):261-271. doi:10.1097/NRL.0b013e31813e34a5
2. Oyanguren B, Sánchez V, González FJ, et al. Limbic encephalitis: a clinical-radiological comparison between herpetic and autoimmune etiologies. Eur J Neurol. 2013; 20(12): 1566-1570. doi:10.1111/ene.12249
3. Witt JA, Helmstaedter C. Neuropsychological Evaluations in Limbic Encephalitis. Brain Sci. 2021; 11(5): 576. doi:10.3390/brainsci11050576.
4. Sanvito F, Pichiecchio A, Paoletti M, et al. Autoimmune encephalitis: what the radiologist needs to know. Neuroradiology. 2024; 66(5): 653-675. doi:10.1007/s00234-024-03318-x.
5. Graus F, Titulaer MJ, Balu R, et al. A clinical approach to diagnosis of autoimmune encephalitis. Lancet Neurol. 2016; 15(4): 391-404. doi:10.1016/S1474-4422(15)00401-9.
6. Jarius S, Hoffmann L, Clover L, Vincent A, Voltz R. CSF findings in patients with voltage gated potassium channel antibody associated limbic encephalitis. J Neurol Sci. 2008; 268 (1-2): 74-77. doi:10.1016/j.jns.2007.11.004.
7. Blinder T, Lewerenz J. Cerebrospinal Fluid Findings in Patients With Autoimmune Encephalitis-A Systematic Analysis. Front Neurol. 2019; 10: 804. doi:10.3389/fneur.2019.00804.
8. Jagtap SA, Das GK, Kambale HJ, Radhakrishnan A, Nair MD. Limbic encephalitis: Clinical spectrum and long-term outcome from a developing country perspective. Ann Indian Acad Neurol. 2014; 17(2): 161-165. doi:10.4103/0972-2327.132615.
9. M L, Mg H, E L, et al. Investigation of LGI1 as the antigen in limbic encephalitis previously attributed to potassium channels: a case series. Lancet Neurol. 2010; 9(8). doi:10.1016/S1474-4422(10)70137-X.
10. Gadoth A, Pittock SJ, Dubey D, et al. Expanded phenotypes and outcomes among 256 LGI1/CASPR2-IgG–positive patients. Ann Neurol. 2017; 82(1): 79-92. doi:10.1002/ana.24979.