Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tắc động mạch phổi cấp ở người bệnh từ 18 đến 50 tuổi
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu là nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tắc động mạch phổi cấp ở người bệnh từ 18 - 50 tuổi, tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ năm 2013 đến năm 2023. Có 17/47 bệnh nhân (36,17%) không rõ yếu tố khởi phát, 5/47 bệnh nhân (10,64%) có tiền sử huyết khối và 3/47 bệnh nhân (6,38%) có tiền sử gia đình có người bị huyết khối. Triệu chứng đau ngực (44,7%), khó thở (40,4%), sốc-tụt huyết áp (25,5%) là các triệu chứng chính. Có 17/47 bệnh nhân (36,17%) có khả năng có tình trạng tăng đông. Nguy cơ tử vong cao 12/47 (25,53%); trung bình - cao: 18/47 (38,30%). Sau 3 tháng theo dõi, tỉ lệ sống đạt 91,5%, có 14,89% trường hợp tái phát sau khi dừng điều trị. Kết luận cho thấy đa số bệnh nhân không rõ yếu tố khởi phát, có khả năng có tình trạng tăng đông. Chủ yếu có nguy cơ tử vong cao và trung bình-cao, có kèm huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới. Sau 3 tháng theo dõi, đa số các bệnh nhân sống và tỷ lệ tái phát cao khi dừng điều trị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tắc động mạch phổi cấp, trẻ tuổi, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Tài liệu tham khảo
2. Goldhaber S.Z., Elliott G. Acute Pulmonary Embolism: Part I – Epidemiology, Pathophysiology, and Diagnosis. Circulation. 2003; 108: 2726 – 2729.
3. Stein PD, Huang H, Adnan A., Noor HA. Incidence of Acute Pulmonary Embolism in a General Hospital* Relation to Age, Sex, and Race. Chest 1999; 116:909-913.
4. Sakuma M, Nakamura M, Takahashi T., et al. Pulmonary Embolism is an Important Cause of Death in Young Adults. Circ J. 2007; 71: 1765 - 1770.
5. Roldan V, Lecumberri R, Munoz-Torrero JFS, et al. Thrombophilia testing in patients with venous thromboembolism. Findings from the RIETE registry. Thrombosis Research. 2009, 124 (2), 174 - 177. https://doi.org/10.1016/j.thromres.2008.11.003.
6. Zaibi H, Maazaoui S, Amar J B, et al. Pulmonary embolism in young adults, what particularities? European Respiratory Journal 2015; 46(suppl 59): PA2486; DOI: https://doi.org/10.1183/13993003.congress-2015.PA2486.
7. Colucci G, Tsakiris D A. Thrombophilia screening revisited: an issue of personalized medicine. Journal of Thrombosis and Thrombolysis (2020) 49:618–629. https://doi.org/10.1007/s11239-020-02090-y.
8. Đỗ Giang Phúc Lê Thị Quỳnh Trang, Hoàng Bùi Hải. Triệu chứng lâm sàng và tỷ lệ tử vong của bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp: Một nghiên cứu đa trung tâm tại Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2022; 156(8): 111-119. doi:https://doi.org/10.52852/tcncyh.v156i8.1006.
9. Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Ngọc Phương Dung. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân cao tuổi thuyên tắc phổi tại Bệnh viện Thống Nhất. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2018; phụ bản tập 22, số 1: 224 – 230.
10. Huỳnh Văn Ân. Thuyên tắc phổi và huyết khối tĩnh mạch sâu: những biểu hiện khác nhau của thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2013; Tập 17, số 6: 122 - 128.
11. Hoàng Bùi Hải, Đỗ Giang Phúc. Một số rối loạn tăng đông trên bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp ở Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu y học. 2016. 101 (3), tr47-55.
12. Ngô Thị Nhàn, Lê Văn Cường, Nguyễn Ngọc Quang, Hoàng Bùi Hải. Đánh giá thay đổi trên siêu âm Doppler tim sau 3 tháng điều trị ở bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 12-2020. Số 134 (10): 16 - 21.
13. Caspers M, Pavlova A, Driesen J, et al. Deficiencies of antithrombin, protein C and protein S – Practical experience in genetic analysis of a large patient cohort. Thromb Haemost 2012; 108: 247–257. doi:10.1160/TH11-12-0875
14. Phí Thị Xuyên, Hoàng Bùi Hải. Đánh giá kết quả điều trị tắc động mạch phổi cấp ở bệnh nhân cao tuổi tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Tạp chí Y học Việt Nam. 2018; 470, 9 (2): 116-120.