Kết quả bước đầu của phẫu thuật nội soi cắt bàng quang toàn bộ điều trị ung thư bàng quang: Báo cáo loạt trường hợp bệnh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Ung thư bàng quang (UTBQ) là một trong số các loại ung thư thường gặp nhất của hệ tiết niệu. Tại thời điểm được chẩn đoán, đa số UTBQ đã xâm lấn lớp cơ. Vì vậy, mổ mở cắt bàng quang toàn bộ, nạo vét hạch chậu bịt được xem là phẫu thuật tiêu chuẩn ở các trường hợp này. Trong những năm gần đây, phẫu thuật nội soi cắt bàng quang toàn bộ đã được áp dụng thành công tại một số trung tâm trên thế giới và đã cho thấy đây có thể là một lựa chọn khả thi thay thế cho mổ mở trong điều trị bệnh lý này. Tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, mổ mở cắt bàng quang toàn bộ vẫn được xem là lựa chọn tiêu chuẩn trong điều trị UTBQ. Gần đây chúng tôi đã bước đầu triển khai thành công phẫu thuật nội soi (PTNS) cắt bàng quang toàn bộ và thu được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, đây vẫn còn là một phẫu thuật khó, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, cũng như chưa có đủ bằng chứng để đánh giá hiệu quả về mặt ung thư học. Vì vậy, trong tương lai cần có nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn và thời gian theo dõi dài hơn để đánh giá hiệu quả thực sự của phương pháp này.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư bàng quang, phẫu thuật nội soi cắt bàng quang toàn bộ
Tài liệu tham khảo
2. Babjuk M, Böhle A, Burger M, et al. EAU guidelines on non–muscle-invasive urothelial carcinoma of the bladder: update 2016. Eur Urol. 2017; 71(3): 447-461.
3. Witjes J A, Lebret T, Compérat E M, et al. Updated 2016 EAU guidelines on muscle-invasive and metastatic bladder cancer. Eur Urol. 2017; 71(3): 462-475.
4. Cookson MS, Chang SS, Wells N, et al. Complications of radical cystectomy for nonmuscle invasive disease: comparison with muscle invasive disease. J Urol. 2003; 169:101–104.
5. Hautmann RE, Gschwend JE, de Petriconi RC, et al. Cystectomy for transitional cell carcinoma of the bladder: results of a surgery only series in the neobladder era. J Urol. 2006; 176:486–492.
6. Herr H, Lee C, Chang S, Lerner S. Standardization of radical cystectomy and pelvic lymph node dissection for bladder cancer: a collaborative group report. J Urol. 2004; 171:1823–1828.
7. Karakiewicz PI, Shariat SF, Palapattu GS, et al. Nomogram for predicting disease recurrence after radical cystectomy for transitional cell carcinoma of the bladder. J Urol. 2006; 176:1354–1361.
8. Omar M. Aboumarzouk, Owen Hughes, Krishna Narahari, et al. Safety and Feasibility of Laparoscopic Radical Cystectomy for the Treatment of Bladder Cancer. Journal Of Endourology. 2013; 27(9):1083-1095.
9. Kun Tang., Heng Li., Ding Xia, et al. Laparoscopic versus Open Radical Cystectomy in Bladder Cancer: A Systematic Review and Meta-Analysis of Comparative Studies. PLoS ONE. 2014; 9(5): e95667.
10. Kazumasa Matsumoto, Ken-ichi Tabata, Takahiro Hirayama, et al. Robot-assisted laparoscopic radical cystectomy is a safe and effective procedure for patients with bladder cancer compared to laparoscopic and open surgery: Perioperative outcomes of a single-center experience. Asian Journal of Surgery. 2019; 42:189-196.
11. Fonseka Thomas, Ahmed Kamran, Froghi Saied, et al. Comparing robotic, laparoscopic and open cystectomy: a systematic review and meta-analysis. Archivio Italiano di Urologia e Andrologia. 2015; 87(1):41–48.