Nghiên cứu một số dạng bất thường nhiễm sắc thể ở bệnh nhân vô tinh, thiểu tinh nặng tại Bệnh viện Bưu Điện

Nguyễn Mạnh Kiên, Bùi Thị Lành, Vũ Thị Hà, Nguyễn Văn Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bất thường di truyền là một trong những nguyên nhân chính gây vô tinh hoặc thiểu tinh ở nam giới vô sinh. Nghiên cứu nhằm mô tả một số dạng bất thường nhiễm sắc thể trên bệnh nhân vô sinh nam có kết quả tinh dịch đồ vô tinh hoặc thiểu tinh nặng tại Bệnh viện Bưu điện. Trong đó, việc phân tích nhiễm sắc thể được thực hiện bằng kỹ thuật nhuộm băng G từ mẫu tế bào máu ngoại vi. Kết quả đánh giá nhiễm sắc thể đồ của 180 nam giới vô sinh cho thấy 136 bệnh nhân mắc hội chứng Klinefelter (75,56%), 5 bệnh nhân mắc hội chứng Jacobs (2,78%), 35 bệnh nhân bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể (19,44%) và 4 bệnh nhân rối loạn phát triển giới tính (người nam karyotype 46,XX, chiếm 2,22%). Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong xác định nguyên nhân gây tình trạng vô sinh, thiểu tinh nặng ở nam giới vô sinh, đồng thời giúp các bác sĩ lâm sàng định hướng phác đồ điều trị phù hợp trong hỗ trợ sinh sản. Các nghiên cứu tiếp theo cần thiết được thực hiện để đánh giá hiệu quả can thiệp của các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đối với người nam có bất thường nhiễm sắc thể.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO. 1 in 6 people globally affected by infertility. Accessed October 24, 2024. https://www.who.int/news/item/04-04-2023-1-in-6-people-globally-affected-by-infertility
2. Bộ Y tế. Chuyên gia khuyến cáo cần chủ động tầm soát vô sinh, hiếm muộn - Chương trình mục tiêu quốc gia. Accessed October 24, 2024. https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/con ten t/chuyen-gia-khuyen-cao-can-chu-ong-tam-soa t-vo-sinh-hiem-muon
3. Nguyễn Đắc Nguyên, Trần Thị Thu, Trần Đức Thịnh, và cs. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát. Tạp chí Phụ sản. 2021;19(2):41-47. doi:10.46755/vjog.2021.2.1224
4. Ceylan GG, Ceylan C, Elyas H. Genetic anomalies in patients with severe oligozoospermia and azoospermia in eastern Turkey: a prospective study. Genet Mol Res. 2009;8(3):915-922. doi:10.4238/vol8-3gmr616
5. Kuroda S, Usui K, Sanjo H, et al. Genetic disorders and male infertility. Reprod Med Biol. 2020;19(4):314-322. doi:10.1002/rmb2.12336
6. Yoshida A, Miura K, Shirai M. Cytogenetic survey of 1,007 infertile males. Urologia internationalis. 1997;58(3):166-176.
7. Tüttelmann F, Ruckert C, Röpke A. Disorders of spermatogenesis: Perspectives for novel genetic diagnostics after 20 years of unchanged routine. Med Genet. 2018;30(1):12-20. doi:10.1007/s11825-018-0181-7
8. Liang Y, Xie Y, Kong S, et al. Complex Chromosomal Rearrangement Causes Male Azoospermia: A Case Report and Literature Review. Frontiers in Genetics. 2022;13:792539. doi:10.3389/fgene.2022.792539
9. Oates RD. The Genetic Basis of Male Reproductive Failure. Urologic Clinics of North America. 2008;35(2):257-270. doi:10.1016/j.ucl.2008.01.015
10. Milazzo JP, Rives N, Mousset-Siméon N, et al. Chromosome constitution and apoptosis of immature germ cells present in sperm of two 47,XYY infertile males. Hum Reprod. 2006;21(7):1749-1758. doi:10.1093/humrep/del051
11. Schultz N, Hamra FK, Garbers DL. A multitude of genes expressed solely in meiotic or postmeiotic spermatogenic cells offers a myriad of contraceptive targets. Proc Natl Acad Sci U S A. 2003;100(21):12201-12206. doi:10.1073/pnas.1635054100
12. Foresta C, Garolla A, Bartoloni L, et al. Genetic abnormalities among severely oligospermic men who are candidates for intracytoplasmic sperm injection. J Clin Endocrinol Metab. 2005;90(1):152-156. doi:10.1210/jc.2004-1469
13. Yang Y, Hao W. Clinical, cytogenetic, and molecular findings of isodicentric Y chromosomes. Molecular Cytogenetics. 2019;12:55. doi:10.1186/s13039-019-0465-x
14. Terribile M, Stizzo M, Manfredi C, et al. 46,XX Testicular Disorder of Sex Development (DSD): A Case Report and Systematic Review. Medicina (Kaunas). 2019;55(7):371. doi:10.3390/medicina55070371
15. Elzaiat M, McElreavey K, Bashamboo A. Genetics of 46,XY gonadal dysgenesis. Best Practice & Research Clinical Endocrinology & Metabolism. 2022;36(1):101633. doi:10.1016/j.beem.2022.101633