So sánh đặc điểm và kết cục thai kỳ tiền sản giật giữa thai tự nhiên và thai thụ tinh trong ống nghiệm
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Thụ tinh trong ống nghiệm đã được khẳng định là một trong những yếu tố nguy cơ của tiền sản giật. Nghiên cứu hồi cứu mô tả, so sánh đặc điểm, kết cục thai kỳ giữa 93 thai phụ thụ tinh trong ống nghiệm và 381 thai phụ thai tự nhiên mắc tiền sản giật từ 1/1/2023 đến 31/12/2023 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. So sánh giữa nhóm thai tự nhiên và nhóm thai thụ tinh trong ống nghiệm lần lượt là: Tuổi mẹ trung bình: 30,2 ± 6,0 và 33,2 ± 6,1 tuổi (p < 0,05). Tỉ lệ tiền sản giật nặng: 57,2% và 52,7%. Tỉ lệ đa thai: 4,2% và 22,6% (p < 0,05). Tuổi thai trung bình: 34,7 ± 3,1 tuần và 35,0 ± 3,1 tuần. Tỉ lệ mổ lấy thai: 97,1% và 100%. Chỉ định mổ lấy thai chủ yếu do tiền sản giật nặng hoặc điều trị không kết quả, 69,3%và 84,9%. Cân nặng thai trung bình lúc sinh: 2104,1 ± 856,4g và 2255,9 ± 774,6g. Tỉ lệ biến chứng rau bong non, sản giật, hội chứng HELLP lần lượt là 1,1%, 0,4% và 2,3%, hầu hết ở nhóm thai tự nhiên. Tỉ lệ thai chậm tăng trưởng trong tử cung: 45,1% và 25,8% (p < 0,05).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tiền sản giật, thụ tinh trong ống nghiệm
Tài liệu tham khảo
2. Jackson RA, Gibson KA, Wu YW, et al. Perinatal Outcomes in Singletons Following In Vitro Fertilization: A Meta-Analysis. Obstetrics & Gynecology. 2004;103(3):551. doi:10.1097/01.AOG.0000114989.84822.51
3. Chih HJ, Elias FTS, Gaudet L, et al. Assisted reproductive technology and hypertensive disorders of pregnancy: systematic review and meta-analyses. BMC Pregnancy and Childbirth. 2021;21(1):449. doi:10.1186/s12884-021-03938-8
4. Steegers EAP, von Dadelszen P, Duvekot JJ, et al. Pre-eclampsia. Lancet. 2010;376(9741):631-644. doi:10.1016/S0140-6736(10)60279-6
5. Gestational Hypertension and Preeclampsia: ACOG Practice Bulletin, Number 222. Obstetrics & Gynecology. 2020;135(6):p.e237-e260. doi: 10.1097/AOG.000000000000 3891
6. Cục Quản lý Khám chữa bệnh. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa. Bộ Y tế. January 29, 2015. Accessed February 13, 2023. https://kcb.vn/van-ban/huong-dan-chan-doan-va-dieu-tri-cac-benh-san-phu-khoa.html
7. Cục Quản lý Khám chữa bệnh. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp. Bộ Y tế. July 14, 2015. Accessed September 28, 2024. https://kcb.vn/phac-do/huong-dan-chan-doan-va-dieu-tri-tang-huyet-ap.html
8. Ngô Thị Uyên. Biểu đồ bách phân vị về cân nặng trẻ sơ sinh người Việt Nam từ 28-42 tuần. 2017;6(1046):286-288.
9. Dương Thị Ngân, Đỗ Tuấn Đạt, Nguyễn Thị Thu Hà. Đặc điểm lâm sàng của thai phụ được chẩn đoán tiền sản giật tại bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2022. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023;533(1B):176-179. doi:10.51298/vmj.v533i 1B.7839
10. Erez O, Beer-Weisel R, Rafaeli-Yehudai T, et al. Assisted Reproduction and Preterm Birth. In: Morrison J, ed. Preterm Birth - Mother and Child. InTech; 2012. doi:10.5772/26070
11. Bộ Y tế. Quyết định 1911/QĐ-BYT 2021 tài liệu Hướng dẫn Sàng lọc và điều trị dự phòng sản giật. February 16, 2024. Accessed September 28, 2024. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-1911-QD-BYT-2021-tai-lieu-Huong-dan-Sang-loc-va-dieu-tri-du-phong-san-giat-471405.aspx
12. Mohaupt MG. Edema in pregnancy--trivial? Ther Umsch. 2004;61(11):687-690. doi:10.1024/0040-5930.61.11.687
13. Wang YA, Chughtai AA, Farquhar CM, et al. Increased incidence of gestational hypertension and preeclampsia after assisted reproductive technology treatment. Fertility and Sterility. 2016;105(4):920-926.e2. doi:10.1016/j.fertnstert.2015.12.024
14. Nguyễn Lê Minh, Đỗ Tuấn Đạt. Kết quả sơ sinh của các trường hợp thai phụ thụ tinh trong ống nghiệm mắc tiền sản giật tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Tạp chí Y học Việt Nam. 2024;540(3):63-66. doi:10.51298/vmj.v540i3.10454
15. Lodge-Tulloch NA, Elias FTS, Pudwell J, et al. Caesarean section in pregnancies conceived by assisted reproductive technology: a systematic review and meta-analysis. BMC Pregnancy and Childbirth. 2021;21(1):244. doi:10.1186/s12884-021-03711-x