1. Nồng độ chất P huyết thanh trong bệnh mày đay mạn tính tự phát

Nguyễn Thị Kim Cúc, Lê Huyền My, Trần Thu Hà Phương, Lê Hữu Doanh, Phạm Thị Lan, Vũ Nguyệt Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu cắt ngang trên 120 bệnh nhân mày đay mạn tính tự phát (CSU) và 30 người khỏe mạnh nhằm xác định mối liên quan giữa nồng độ chất P huyết thanh với mức độ hoạt động bệnh và đáp ứng điều trị bệnh bằng thuốc kháng Histamin H1 thế hệ 2 (sgAH1). Kết quả cho thấy nồng độ chất P huyết thanh ở nhóm CSU nặng (129,54 ± 89,85pg/mL) cao hơn so với nhóm không nặng (101,27 ± 88,48pg/mL) (P=0,014) nhưng không có sự khác biệt với nhóm chứng khỏe mạnh (101,44 [70,92-170,1]pg/mL) (P=0,469). Nồng độ chất P huyết thanh có mối liên quan với mức độ hoạt động bệnh (hệ số tương quan Spearman là 0,224, P=0,014) và giới tính (P=0,034) nhưng không có mối liên quan với tuổi, tình trạng phù mạch, giảm bạch cầu ái toan, tăng IgE, tăng CRP, tăng IgG kháng TPO (P>0,05). Hồi qui logistic đơn biến và đa biến đều cho thấy ngưỡng giá trị của chất này >97,66pg/mL là yếu tố nguy cơ duy nhất đối với CSU nặng (OR=2,6; P<0,05). Không có sự khác biệt về nồng độ chất P huyết thanh ban đầu với đáp ứng điều trị bằng sgAH1 trong nhóm CSU nặng (P>0,05). Như vậy, nồng độ chất P huyết thanh là một dấu ấn sinh học dự báo mức độ nặng của CSU nhưng không phải là yếu tố dự báo đáp ứng với sgAH1 trong nhóm bệnh nặng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Zuberbier T, Abdul Latiff AH, Abuzakouk M, et al. The international EAACI/GA(2)LEN/EuroGuiDerm/APAAACI guideline for the definition, classification, diagnosis, and management of urticaria. Allergy. Mar 2022; 77(3): 734-766. doi:10.1111/all.15090.
2. Fricke J, Avila G, Keller T, et al. Prevalence of chronic urticaria in children and adults across the globe: Systematic review with meta-analysis. Allergy. Feb 2020; 75(2): 423-432. doi:10.1111/all.14037.
3. Elieh-Ali-Komi D, Metz M, Kolkhir P, et al. Chronic urticaria and the pathogenic role of mast cells. Allergol Int. May 18 2023; doi:10.1016/j.alit.2023.05.003.
4. Konstantinou GN, Konstantinou GN. Psychological Stress and Chronic Urticaria: A Neuro-immuno-cutaneous Crosstalk. A Systematic Review of the Existing Evidence. Clin Ther. May 2020; 42(5): 771-782. doi:10.1016/j.clinthera.2020.03.010.
5. Fujisawa D, Kashiwakura J, Kita H, et al. Expression of Mas-related gene X2 on mast cells is upregulated in the skin of patients with severe chronic urticaria. The Journal of allergy and clinical immunology. Sep 2014; 134(3): 622-633.e9. doi:10.1016/j.jaci.2014.05.004.
6. O’Connor TM, O’Connell J, O’Brien DI, Goode T, Bredin CP, Shanahan F. The role of substance P in inflammatory disease. Journal of cellular physiology. Nov 2004; 201(2): 167-80. doi:10.1002/jcp.20061.
7. Borici-Mazi R, Kouridakis S, Kontou-Fili K. Cutaneous responses to substance P and calcitonin gene-related peptide in chronic urticaria: the effect of cetirizine and dimethindene. Allergy. Jan 1999; 54(1): 46-56. doi:10.1034/j.1398-9995.1999.00726.x.
8. Fadaee J, Khoshkhui M, Emadzadeh M, et al. Evaluation of Serum Substance P Level in Chronic Urticaria and Correlation with Disease Severity. Iran J Allergy Asthma Immunol. Feb 1 2020; 19(1): 18-26. doi:10.18502/ijaai.v19i1.2414
9. Metz M, Krull C, Hawro T, et al. Substance P is upregulated in the serum of patients with chronic spontaneous urticaria. The Journal of investigative dermatology. Nov 2014; 134(11): 2833-2836. doi:10.1038/jid.2014.226.
10. Zheng W, Wang J, Zhu W, Xu C, He S. Upregulated expression of substance P in basophils of the patients with chronic spontaneous urticaria: induction of histamine release and basophil accumulation by substance P. Cell Biology and Toxicology. 2016/06/01 2016; 32(3): 217-228. doi:10.1007/s10565-016-9330-4.
11. Tomaszewska K, Słodka A, Tarkowski B, Zalewska-Janowska A. Neuro-Immuno-Psychological Aspects of Chronic Urticaria. J Clin Med. Apr 26 2023; 12(9)doi:10.3390/jcm12093134.
12. Tedeschi A, Lorini M, Asero R. No evidence of increased serum substance P levels in chronic urticaria patients with and without demonstrable circulating vasoactive factors. Clinical and experimental dermatology. Mar 2005; 30(2): 171-5. doi:10.1111/j.1365-2230.2005.01732.x.