32. Trải nghiệm của giảng viên và sinh viên điều dưỡng Trường Đại học Y-Dược, Đại học Huế về dạy học trực tuyến trong đại dịch COVID-19: Kết quả từ nghiên cứu định tính

Trần Thị Nguyệt, Trần Thị Hằng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm mô tả cảm nhận của giảng viên và sinh viên điều dưỡng về ưu điểm, hạn chế và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của phương pháp dạy học trực tuyến. Nghiên cứu định tính được tiến hành trên 5 giảng viên và 21 sinh viên điều dưỡng bằng phương pháp phỏng vấn sâu bán cấu trúc và thảo luận nhóm tại Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế từ tháng 6/2022 đến tháng 12/2023. Kết quả nghiên cứu cho thấy giảng viên và sinh viên có những trải nghiệm về phương pháp dạy học trực tuyến khác nhau. Ưu điểm đối với giảng viên gồm 2 chủ đề: môi trường dạy học linh động và cải thiện kỹ năng của giảng viên; tuy nhiên đối với sinh viên gồm 3 chủ đề: môi trường học tập linh hoạt, lấy sinh viên làm trung tâm và tăng hiệu quả học tập. Hạn chế đối với cả 2 nhóm đối tượng nghiên cứu gồm 3 chủ đề: hạn chế về môi trường học tập, giảm hiệu quả học tập và khó đánh giá. Đề xuất đối với giảng viên và sinh viên gồm 3 chủ đề: nhà trường, giảng viên và sinh viên. Có thể kết luận rằng hoạt động dạy học trực tuyến mang lại một số ưu điểm thiết thực tại thời điểm dịch bệnh, tuy nhiên việc khắc phục các hạn chế và đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trực tuyến là cần thiết.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Keis O, Grab C, Schneider A, et al. Online or face-to-face instruction? A qualitative study on the electrocardiogram course at the University of Ulm to examine why students choose a particular format. BMC medical education. 2017.17, 1-8.
2. Mukhtar K, Javed K, Arooj M, Sethi A. Advantages, Limitations and Recommendations for online learning during COVID-19 pandemic era. 2020; 36(COVID19-S4): COVID19-S27-S31. doi: https://doi.org/10.12669/pjms.36.COVID19-S4.2785.
3. Bediang G, Stoll B, Geissbuhler A, et al. Computer literacy and E-learning perception in Cameroon: The case of Yaounde faculty of medicine and biomedical sciences. BMC Medical Education. 2013, 13(1), 57. doi:10.1186/1472-6920-13-57.
4. Adnan M, Anwar K. Online Learning amid the COVID-19 Pandemic: Students’ Perspectives. Online Submission. 2020, 2(1), 45-51.
5. Spiegelberg E. Doing phenomenology: Essays on and in phenomenology. Springer Science & Business Media. 2012 (63).
6. Bdair IA. Nursing students’ and faculty members’ perspectives about online learning during COVID-19 pandemic: A qualitative study. Teaching and Learning in Nursing. 2021. 16(3), 220-226.
7. Salmani N, Bagheri I, Dadgari A. Iranian nursing students experiences regarding the status of e-learning during COVID-19 pandemic. Plos one. 2022. 17(2), e0263388.
8. Suliman WA, Abu-Moghli FA, Khalaf I, et al. Experiences of nursing students under the unprecedented abrupt online learning format forced by the national curfew due to COVID-19: A qualitative research study. Nurse education today. 2021. 100, 104829.
9. Michel A, Ryan N, Mattheus D, et al. Undergraduate nursing students’ perceptions on nursing education during the 2020 COVID-19. 2021.
10. Wallace S, Schuler MS, Kaulback M, et al. Nursing student experiences of remote learning during the COVID-19 pandemic. In Nursing forum. 2021. 56(3), pp. 612-618.
11. Longhurst GJ, Stone DM, Dulohery K, et al. Strength, weakness, opportunity, threat (SWOT) analysis of the adaptations to anatomical education in the United Kingdom and Republic of Ireland in response to the Covid-19 pandemic. Anatomical sciences education, 2020. 13(3), 301-311.
12. Palaniappan K, Noor NM. Gamification strategy to support self-directed learning in an online learning environment. International Journal of Emerging Technologies in Learning (iJET), 2022. 17(3), 104-116.
13. Law KM, Geng S, Li T. Student enrollment, motivation and learning performance in a blended learning environment: The mediating effects of social, teaching, and cognitive presence. Computers & Education, 2019, 136, 1-12.