33. Thực trạng tâm lý của sinh viên năm thứ tư Trường Đại học Y Hà Nội năm học 2023 - 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Sinh viên ngành y có nhiều áp lực do đặc thù về thời gian đào tạo kéo dài, khối lượng kiến thứ lớn. Tại Trường Đại học Y Hà Nội, năm thứ 4 là thời điểm sinh viên bắt đầu học thực hành lâm sàng tại bệnh viện, phải đối mặt với nhiều mối quan hệ xã hội, gặp nhiều khó khăn hơn trong việc sắp xếp thời gian học tập và nghỉ ngơi, từ đó có thể phát sinh nhiều hơn các vấn đề về tâm lý. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với 2 mục tiêu: (1) Mô tả kết quả trắc nghiệm tâm lý DASS21. (2) Đánh giá mối liên quan giữa kết quả DASS21 với một số yếu tố. 196 sinh viên năm thứ 4 tất cả các ngành được lựa chọn ngẫu nhiên, được hướng dẫn trả lời bộ câu hỏi về một số vấn đề trong cuộc sống, học tập; thực hiện thang đánh giá tâm lý DASS21. Kết quả DASS21 cho thấy có 33,67% sinh viên bị trầm cảm, 43,88% bị lo âu và 31,63% bị căng thẳng. 57,65% sinh viên được khảo sát có mắc ít nhất 1 trong 3 rối loạn sức khỏe tâm thần. Bên cạnh đó, 11,73% sinh viên mắc ít nhất 1 rối loạn từ mức nghiêm trọng trở lên. Có một số mối liên quan giữa kết quả DASS21 và các vấn đề gặp phải trong đời sống và học tập như điểm tích lũy, tài chính, giấc ngủ, ngành học, sự hài lòng về học tập và các mối quan hệ xã hội.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Trầm cảm, lo âu, căng thẳng, liên quan DASS21, sinh viên y khoa
Tài liệu tham khảo
2. Burnout in medical students: a systematic review - PubMed. Accessed February 21, 2024. [Online]. Available: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23834570.
3. Adsett CA. Psychological health of medical students in relation to the medical education process. Acad Med. 1968; 43(6): 728.
4. Radcliffe C, Lester H. Perceived during undergraduate medical training: a qualitative study. Med Educ. 2003; 37(1): 32-38. doi:10.1046/j.1365 2923.2003.01405.x.
5. Nguyễn Thị Thu Thủy và Đặng Thùy Dương. Nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Y Hà Nội. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2019; 216-224.
6. Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, Thang đánh giá lo âu, trầm cảm, stress (DASS 21). Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2023 [Trực tuyến]. Đường dẫn: http://nimh.gov.vn/thang-danh-gia-lo-au-tram-cam-căng thẳng-dass.
7. Trần Thơ Nhị, Lê Thị Ngọc Anh. Đặc điểm nhân cách và lo âu của sinh viên năm thứ hai trường Đại học Y Hà Nội năm học 2016 - 2017. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2018; 158-165.
8. Trần Thị Nga, Nguyễn Thị Thu Hoài. Trầm cảm, lo âu, stress của sinh viên năm cuối hệ bác sĩ đa khoa Đại học Y Hà Nội năm 2021 và một số yếu tố liên quan. Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển. 2022; 06.
9. L.S, Rotenstein; M.A, Ramos; M., Torre; et al, Prevalence of Depression, Depressive Symptoms, and Suicidal Ideation Among Medical Students, JAMA. 2016; 2214-2236.
10. Võ Thái Phương Nam. Thực trang trầm cảm, lo âu, stresss và một số yếu tố liên quan ở sinh viên trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội năm học 2021 - 2022. Khóa luận tốt nghiệp. 2022.
11. World Health Organization, Depression and other common mental disorders: Global Health Estimates, 2017.
12. Lê Minh Thuận. Sức khỏe tâm lý của sinh viên: Nghiên cứu cắt ngang. Tạp chí Y học thực hành. 2011; 72-75.