20. Đánh giá kết quả ngắn và trung hạn phẫu thuật hạ đại tràng qua hậu môn điều trị bệnh Hirschsprung tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 - 2

Trần Việt Hoàng, Hoàng Minh Tuấn, Vũ Trường Nhân, Huỳnh Thị Phương Anh, Trương Nguyễn Uy Linh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bệnh Hirschsprung là một bệnh lý bẩm sinh do sự vắng mặt của hạch thần kinh trong thành ruột. Phẫu thuật hạ đại tràng qua ngả hậu môn hiện là phương pháp điều trị tiêu chuẩn, nhưng vẫn còn tồn tại một số thách thức về biến chứng sau mổ. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu tiến cứu ở 84 bệnh nhi (BN) được điều trị bằng phẫu thuật hạ đại tràng qua ngả hậu môn tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 12/2022 đến tháng 6/2024 và Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 12/2023 đến 6/02024 nhằm đánh giá kết quả ngắn và trung hạn phương pháp này. Loại trừ những bệnh nhi mắc viêm ruột nặng phải mở hậu môn tạm. Biến số chính được nghiên cứu là biến chứng sau mổ và viêm ruột sau mổ 12 tháng. Độ tuổi trung bình là 7,2 ± 10,7 tháng (min: 1 tháng, max: 66 tháng), nam/nữ là 5,4/1. Phương pháp Swenson-like được áp dụng trong 66,6% trường hợp, với thời gian phẫu thuật trung bình 92,14 ± 33,8 phút (min: 45 phút, max: 160 phút). Tỷ lệ biến chứng viêm da quanh hậu môn là 32,1%, đặc biệt cao có ý nghĩa thống kê ở trẻ được phẫu thuật lúc 1 - 3 tháng tuổi (p < 0,05) và không liên quan đến phương pháp phẫu thuật (p = 0,051). Tỷ lệ hẹp miệng nối chiếm 6,1%. Táo bón xảy ra ở 14,4% trường hợp và viêm ruột sau mổ chiếm 16,7%, với nguy cơ tăng ở bệnh nhân có đoạn vô hạch dài. Phẫu thuật hạ đại tràng qua ngả hậu môn là phương pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị bệnh Hirschsprung. Viêm da quanh hậu môn sau phẫu thuật thường gặp ở trẻ 1 - 3 tháng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Peter T Masiakos, Ein. SH. The History of Hirschsprung’s disease: Then and Now. Colon and Rectal Surgery. 2006; 17(1): 10-19.
2. Nguyễn Thanh Liêm. Bệnh Hirschsprung. Phẫu thuật tiêu hóa trẻ em. 2000: 220-226.
3. Trương Nguyễn Uy Linh. Phình đại tràng do vô hạch bẩm sinh (bệnh Hirschsprung). Ngoại nhi lâm sàng. 2018: 406-423.
4. Alexander.M.Holscheneider. Hirschsprung’s disease and allied disorder. vol 4thedition. Springer; 2019.
5. De La Torre L, Wehrli LA. Transanal endorectal pull-through for Hirschsprung disease: technique, controversies, pearls, pitfalls, and an organized approach to the management of postoperative obstructive symptoms. Pediatric Surgery Journal. May 2010; 19(2): 96-106.
6. Ali KAE-E. Transanal Endorectal Pull-through for Hirschsprung’s Disease During the First Month of Life. Annals of Pediatric Surgery. 2010; 6(2): 81-88.
7. Levitt H, Eradi B, Bischoff A, Hall J, Peña A Eradi B and et al. Transanal, full-thickness, Swenson-like approach for Hirschsprung disease. J Pediatr Surg. 2013; 48(11): 2289-2295.
8. Westfal M L, Okiemy O, Chung, Feng J and et al. Optimal timing for Soave primary pull-through in short-segment Hirschsprung disease: A meta-analysis. J Pediatr Surg. 2022; 57(4): 719-725. doi:10.1016/j.jpedsurg.2021.07.007.
9. Hồ Trần Bản. Kết quả phẫu thuật 1 thì điều trị bệnh Hirschsprung thể kinh điển được chẩn đoán bằng sinh thiết hút. Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh; 2023.
10. Nguyen B U, Vu MT and et al. Adopting the Swenson-like technique for patients with Hirschsprung disease in Vietnam. Pediatr Surg Int. Feb 14 2023; 39(1): 124.
11. Robert Carachi, Bradnock TJ. Bacsic techniques in pediatric surgery vol 1. Springer-Verlag Berlin Heidelberg; 2013.
12. Taguchi T HM, Satoshi Ieiri. Hirschsprung’s disease and the allied disorders: Status Quo and future prospects of treatment. 2019.
13. M. SPaB. A 15-Year Experience with the One-Stage Surgery for Treatment of Hirschsprung’s Disease in Newborns, Infants, and Young Children. Indian J Surg. Dec 2015; 77(Suppl 3): 1109-14.
14. Langer JC. Surgical approach to Hirschsprung disease. Semin Pediatr Surg. Apr 2022; 31(2): 151156. doi:10.1016/j.sempedsurg.2022.151156.
15. Zhang X S, Xu Q and et al. Risk factors for Hirschsprung disease-associated enterocolitis: a systematic review and meta-analysis. Int J Surg. Aug 2023; 109(8): 2509-2524.
16. Remi Andre Karlsen, Anders Telle Hoel and et al. Comparison of clinical outcomes after total transanal and laparoscopic assisted endorectal pull-through in patients with rectosigmoid Hirschsprung disease. Journal of Pediatric Surgery. 2022; 57(9): 69-74.
17. Amiel J, Garcia-Barcelo M and et al. Hirschsprung disease, associated syndromes and genetics: a review. J Med Genet. 2008; 45(1): 1-14.
18. Chen Y, Jacobsen A, Low Y. Transanal endorectal pull-through versus transabdominal approach for Hirschsprung’s disease: a systematic review and meta-analysis. J Pediatr Surg. Mar 2013; 48(3): 642-51.
19. Zhu T, Sun X, Wei M and et al. Optimal time for single-stage pull-through colectomy in infants with short-segment Hirschsprung disease. Int J Colorectal Dis. Feb 2019;34(2):255-259.
20. Sakurai T, Tanaka H. Predictive factors for the development of postoperative Hirschsprung-associated enterocolitis in children operated during infancy. Pediatr Surg Int. Feb 2021; 37(2): 275-280.
21. Hagens J, Reinshagen K, C. T. Prevalence of Hirschsprung-associated enterocolitis in patients with Hirschsprung disease. Pediatr Surg Int. 2022; 38(1): 23-24.