Nghiên cứu độc tính cấp và bán trường diễn của Hoạt huyết Nhất Nhất trên thực nghiệm
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Viên nén Hoạt huyết Nhất Nhất chứa cao khô chiết xuất từ hỗn hợp các dược liệu. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá độc tính cấp, bán trường diễn của viên nén Hoạt huyết Nhất Nhất trên thực nghiệm. Chuột nhắt trắng chủng Swiss được cho uống liều tăng dần để xác định liều thấp nhất gây chết 100% chuột và liều cao nhất không gây chết chuột, từ đó xác định độc tính cấp. Chuột cống trắng chủng Wistar được chia thành 3 lô: lô chứng sinh học, lô trị 1 uống liều 1,92 viên/kg/ngày và lô trị 2 uống liều 5,76 viên/kg/ngày trong 30 ngày để xác định độc tính bán trường diễn thông qua cân nặng, tình trạng chung, các chỉ số huyết học, sinh hóa và vi thể gan thận. Kết quả nghiên cứu cho thấy liều tối đa dung nạp được là 75 viên/kg (50.400mg cao khô chiết xuất từ hỗn hợp dược liệu) không gây chết chuột và độc tính cấp; liều 1,92 viên/kg/ngày (1.290mg cao khô) và 5,76 viên/kg/ngày (3.870mg cao khô) trong 30 ngày không làm ảnh hưởng đến các chỉ số nghiên cứu. Như vậy, viên nén Hoạt huyết Nhất Nhất không gây độc tính cấp và độc tính bán trường diễn trên động vật thực nghiệm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viên nén Hoạt huyết Nhất Nhất, độc tính cấp, độc tính bán trường diễn, chuột nhắt trắng chủng Swiss, chuột cống trắng chủng Wistar
Tài liệu tham khảo
2. A Takke, P Shende. Nanotherapeutic silibinin: an insight of phytomedicine in healthcare reformation. Nanomedicine. 2019;21:102057.
3. L Ahmad, Y He, JC Hao, et al. Toxic pyrrolizidine alkaloids provide a warning sign to overuse of the ethnomedicine Arnebia benthamii. J. Ethnopharmacol. 2018;210:88-94.
4. Jităreanu A, Trifan A, Vieriu M, et al. Current Trends in Toxicity Assessment of Herbal Medicines: A Narrative Review. Processes. 2023;11(1):83.
5. Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học. 2004.
6. Che C-T, Wang ZJ, Chow MSS, et al. Herb-Herb Combination for Therapeutic Enhancement and Advancement: Theory, Practice and Future Perspectives. Molecules. 2013;18(5):5125-5141.
7. Gerhard Vogel H. Drug discovery and evaluation Pharmacological assays. Springer. 2016.
8. World Health Organization. Working group on the safety and efficacy of herbal medicine. Report of regional office for the western pacific of the World Health Organization. 2013.
9. PA De Smet. Health risks of herbal remedies: an update. Clin. Pharmacol. Ther. 2004;76(1):1-17.
10. SA Jordan, DG Cunningham, RJ Marles. Assessment of herbal medicinal products: challenges, and opportunities to increase the knowledge base for safety assessment. Toxicol. Appl. Pharmacol. 2010;243(2):198-216.
11. United Nations. Globally Harmonised System of Classification and Labelling of Chemicals (GHS), 4th edition. 2011.
12. Xiao-Peng CHEN, Wei LI, Xue-Feng XIAO, et al. Phytochemical and pharmacological studies on Radix Angelica sinensis. Chinese Journal of Natural Medicines. 2013;11(6):577-587.
13. Shang X, Pan H, Li M, et al. Lonicera japonica Thunb.: ethnopharmacology, phytochemistry and pharmacology of an important traditional Chinese medicine. J Ethnopharmacol. 2011;138(1):1-21.
14. Yang Liu, Hou A-Jiao, Yan Mei-Ling, et al. Investigation of radix achyranthis bidentatae phytochemistry and pharmacology. World Journal of Traditional Chinese Medicine. 2019;5.50.10.4103.
15. Jia J, Chen J, Wang G, et al. Progress of research into the pharmacological effect and clinical application of the traditional Chinese medicine Rehmanniae Radix. Biomed Pharmacother. 2023;168:115809.
16. XueZhen Wang, PeiWei Su, Qian Hao, et al. A Chinese classical prescription Guizhi-Fuling Wan in treatment of ovarian cancer: An overview. Biomedicine & Pharmacotherapy. 2022;153:113401.
17. Zhuang Zhuang, Zi-Hao Wang, Yue-Yue Huang, et al. Protective effect and possible mechanisms of ligustrazine isolated from Ligusticum wallichii on nephropathy in rats with diabetes: A preclinical systematic review and meta-analysis. Journal of Ethnopharmacology. 2020;252:112568.