Cải thiện lâm sàng sau điều trị pha cấp tính ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm tái diễn điều trị nội trú tại Viện Sức khoẻ Tâm thần

Nguyễn Văn Tuấn, Vũ Sơn Tùng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bệnh nhân đang trong một giai đoạn trầm cảm điển hình khi nhận được điều trị thường sẽ thể hiện sự cải thiện triệu chứng dù ít hay nhiều. Nghiên cứu được thực hiện trên 109 bệnh nhân rối loạn trầm cảm tái diễn điều trị nội trú tại Viện Sức khoẻ tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2021. Đây là một nghiên cứu phân tích chùm ca bệnh. Kết quả thu được: tuổi trung bình là 48,67 ± 15,08. Nữ giới chiếm 72,48%. Sau 4 tuần điều trị, các nhóm 3 triệu chứng chính, 7 triệu chứng phổ biến, 8 triệu chứng cơ thể của trầm cảm đều cho số lượng triệu chứng trung bình giảm > 50%, đạt được trạng thái “đáp ứng điều trị” trên lâm sàng. Cả 3 thang đánh giá trầm cảm là HAM-D, BECK, tiểu thang trầm cảm của DASS (D-DASS) đều cho điểm số trung bình giảm dần sau 2 tuần, 4 tuần điều trị (p < 0,05). Các thang đo tâm lý khác đều dự đoán sự cải thiện các mặt của hoạt động tâm thần (lo âu, stress, mất ngủ, tình trạng nhận thức, triệu chứng đau, chất lượng cuộc sống) và chứng minh tính hiệu quả của quá trình điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Patten SB. Accumulation of major depressive episodes over time in a prospective study indicates that retrospectively assessed lifetime prevalence estimates are too low. BMC Psychiatry. 2009;9(1):19. doi:10.1186/1471-244X-9-19
2. Osby U, Brandt L, Correia N, et al. Excess mortality in bipolar and unipolar disorder in Sweden. Arch Gen Psychiatry. 2001;58(9):844-850. doi:10.1001/archpsyc.58.9.844
3. Hollon SD, Shelton RC, Wisniewski S, et al. Presenting characteristics of depressed outpatients as a function of recurrence: Preliminary findings from the STAR*D clinical trial. J Psychiatr Res. 2006;40(1):59-69. doi:10.1016/j.jpsychires.2005.07.008
4. Kocsis JH. Recurrent Depression: Patient Characteristics, Clinical Course, and Current Recommendations for Management. CNS Spectr. 2006;11(S15):6-11. doi:10.1017/S1092852900015200
5. Armstrong C. APA Releases Guideline on Treatment of Patients with Major Depressive Disorder. Am Fam Physician. 2011;83(10):1219-1227.
6. Trần Thị Minh Đức. Sử dụng trắc nghiệm tâm lý tại các cơ sở thăm khám tâm lý - y tế ở Hà Nội. Tạp chí Tâm lý học. 2007;3(96):3.
7. Coccia F. Depression (Oxford Psychiatry Library Series) Raymond W. Lam & Hiram Mok Oxford University Press, 2008, £5.99 pb, 120 pp. ISBN 978-0-19-921988-9. Psychiatr Bull. 2009;33(5):200-200. doi:10.1192/pb.bp.108.021519
8. Sadock BJ, Sadock VA, Ruiz P. Kaplan and Sadock’s Comprehensive Textbook of Psychiatry. Wolters Kluwer Health; 2017.
9. Tổng cục Thống kê. Kết quả toàn bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. Nhà xuất bản Thống kê; 2020.
10. Kessing LV. Severity of depressive episodes during the course of depressive disorder. Br J Psychiatry. 2008;192(4):290-293. doi:10.1192/bjp.bp.107.038935
11. Stahl SM. Stahl’s Essential Psychopharmacology Neuroscientific Basis and Practical Application. 4th ed. Cambridge University Press; 2013.
12. Alenko A, Markos Y, Fikru C, et al. Association of serum cortisol level with severity of depression and improvement in newly diagnosed patients with major depressive disorder in Jimma medical center, Southwest Ethiopia. PLoS ONE. 2020;15(10):e0240668. doi:10.1371/journal.pone.0240668
13. Committee on Psychological Testing IVT, Populations B on the H of S, Institute of Medicine. Overview of Psychological Testing. In: Psychological Testing in the Service of Disability Determination. National Academies Press (US); 2015. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK305233/